Trong cuộc sống thì những điều rủi ro không thể tránh khỏi nhất là khi phụ nữ mang thai thì thể trạng sẽ yếu cần được quan tâm chăm sóc, khi không may bị sẩy thai gây ảnh hưởng về sức khỏe cũng như tổn thất về nhiều mặt. Do đó những quyền lợi về trường hợp bị sẩy thai là chính sách giúp đỡ hữu hiệu trong chế độ thai sản cùng lao động nữ vượt qua khó khăn, đảm bảo sức khỏe. Vậy thời gian nghỉ, mức hưởng trợ cấp như thế nào mà lao động nữ được hưởng?
Thời gian lao động nữ được nghỉ khi sẩy thai
Căn cứ vào khoản 1 Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì thời gian nghỉ của lao động nữ khi bị sẩy thai căn cứ vào tuần tuổi của thai nhi:
- Có thai 02 tháng, tham gia BHXH 5 năm sau đó chuyển Công ty có được hưởng chế độ thai sản?
- Tham gia BHXH 6 tháng, đã nghỉ việc, đang mang thai 8 tháng có được hưởng thai sản?
- Vợ không đóng BHXH, Chồng tham gia 02 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản?
- Thắc mắc: Nộp hồ sơ thai sản 09 ngày nhưng chưa có tiền?
- Mang thai hơn 07 tháng, có được tan ca, về sớm hơn 01 giờ không?
- Thai nhi dưới 5 tuần tuổi: Lao động nữ được nghỉ 10 này.
- Thai nhi từ 5 tuần – 13 tuần tuổi bị sẩy thì được nghỉ 20 ngày.
- Thai nhi từ 13 – 25 tuần tuổi thì thời gian nghỉ là 40 ngày.
- Thai nhi 25 tuần tuổi trở lên thì lao động nữ được nghỉ 50 ngày.
Lưu ý: Khi đơn vị có lao động nữ nghỉ sẩy thai thì cần lưu ý một số quy định sau để tính thời gian nghỉ chính xác:
- Thời gian nghỉ được tính cả ngày làm việc của đơn vị mà lao động nữ làm việc và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Nhà nước và ngày nghỉ tuần theo quy định riêng của đơn vị.
- Nếu trong tháng lao động nghỉ trên 14 ngày thì lao động và đơn vị sử dụng lao động không phải đóng BHXH của tháng đó.
- Tuổi của thai phải có chứng nhận hợp lệ của bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Lao động được nghỉ dưỡng sức khi được cơ quan y tế xác nhận sức khỏe không đảm bảo, chưa hồi phục.
Thời gian nghỉ dưỡng sức
Căn cứ vào Điều 41 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 Luật BHXH trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi, mà vẫn còn yếu, không thể đi làm tại đơn vị thì sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì từ 05 ngày đến 10 ngày.
Mức hưởng chế độ sẩy thai
Khi người lao động nữ hưởng chế độ nghỉ sẩy thai, do người lao động không làm việc tại đơn vị nên không hưởng mức lương. Thay vào đó, Cơ quan Bảo hiểm sẽ trợ cấp một phần hỗ trợ cho thu nhập của người lao động.
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 59 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 năm 2014, lao động nữ đang tham gia BHXH tại đơn vị mà bị sẩy thai sẽ được hưởng 100% tiền lương trung bình tháng đóng BHXH và các trường hợp sau:
- Nếu người lao động đã đóng BHXH được tối thiểu 6 tháng thì hưởng mức bình quân của 6 tháng lương đóng BHXH trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai.
- Trường hợp nếu người lao động đóng BHXH dưới 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật BHXH 2014 là mức bình quân của số tháng đóng BHXH trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai.
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày
Lưu ý:
- Nếu thời gian lao động nghỉ có ngày lẻ thì trợ cấp của từng ngày sẽ bằng mức hưởng của tháng chia cho 30 ngày. Ví dụ: Lương bình quân BHXH 6 tháng trước khi nghỉ sẩy thai là 4.200.000 đồng thì mức hưởng 01 ngày = 4.200.000/30 = 140.000 đồng x (số ngày lẻ).
- Trường hợp sau khi hết thời gian nghỉ do sẩy thai mà người lao động cần nghỉ thêm để dưỡng sức thì được hưởng thêm trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Mức hưởng theo ngày được tính bằng 30% của lương cơ sở.
Thông tin trên giúp người lao động nữ có thể hiểu rõ hơn về trường hợp sẩy thai góp phần đảm bảo được quyền lợi của mình để có thể bù đắp phần nào về tổn thất cho bản thân khi được chế độ thai sản đã hỗ trợ.
Add Comment