Bạn đọc có câu hỏi như sau: Mình có thai đươc 02 tháng,mình nghỉ việc tại Công ty đang làm (mình đã làm việc được 5 năm rồi). Nếu mình qua Công ty khác đóng BHXH ngay luôn thì mình có được hưởng chế độ thai sản không?
Tuvanbhxh xin tư vấn cho bạn như sau
Chế độ thai sản làm một trong những chế độ của BHXH bắt buộc. Khi lao động nữ sinh con thì được hưởng trợ cấp 6 tháng hoặc 7 tháng (trường hợp sinh đôi). Trong thời gian nghỉ thai sản thì lao động sẽ không hưởng lương từ Công ty, doanh nghiệp nên khoản trợ cấp này vô cùng cần thiết cho người lao động nữ trong thời gian sinh con.
- Tham gia BHXH 6 tháng, đã nghỉ việc, đang mang thai 8 tháng có được hưởng thai sản?
- Vợ không đóng BHXH, Chồng tham gia 02 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản?
- Thắc mắc: Nộp hồ sơ thai sản 09 ngày nhưng chưa có tiền?
- Mang thai hơn 07 tháng, có được tan ca, về sớm hơn 01 giờ không?
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng BHTN?
Để hưởng được chế độ thai sản thì cần phải thỏa điều kiện theo Luật BHXH quy định, Theo khoản 2, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ quy định nêu trên thì Luật chỉ quy định thời gian có tham gia BHXH không phân biệt tham gia tại 1 Công ty hay nhiều Công ty khác nhau.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã tham gia BHXH 5 năm và nếu chuyển qua Công ty mới thì vẫn được đóng BHXH tiếp tục.(điều kiện là bạn tham gia đến khi sinh con) Nên đối chiếu theo quy định về chế độ thai sản như trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Xin thông tin đến bạn.
Một số thông tin liên quan đến chế độ thai sản bạn có thể tham khảo thêm.
I. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014).
Người lao động nữ mang thai hộ bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
II. THỜI GIAN HƯỞNG
Đối với khi khám thai (khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP):
- Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Đối với khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP):
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
III. MỨC HƯỞNG (Điều 39 Luật BHXH năm 2014, khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP)
- Trường hợp đã đóng đủ 06 tháng trước khi nghỉ khám thai: Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng trước khi nghỉ khám thai: Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
- Đối với khi khám thai nếu tính mức hưởng 01 ngày thì chia cho 24
- Đối với khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý nếu tính mức hưởng 01 ngày thì chia cho 30
Add Comment