Ngày 25/11/2021, BHXH Việt Nam có công văn 3818/BHXH-CSXH vụ việc hướng dẫn bổ sung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ gửi đến BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, hướng dẫn nguyên tắc điều chỉnh thời gian đóng BHTN được bảo lưu làm căn cứ tính mức hỗ trợ do xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN, gộp sổ BHXH như sau:
- BHXH Hà Nội, điều chỉnh cách thay đổi chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/4/2023
- 03 trường hợp người lao động được hỗ trợ tiền theo QĐ 6696/QĐ-TLĐ.
- Sử dụng 1.115 tỷ để tiếp tục hỗ trợ người lao động từ quỹ BHTN
- 06 Lợi ích mà NLĐ được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng
- Xác nhận BHXH Mẫu số 02, Mẫu số 03 hỗ trợ tiền thuê nhà ở TP Hồ Chí Minh như thế nào?
I – TRƯỜNG HỢP ĐÃ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP (TCTN)
- NLĐ có thời gian đóng BHTN đã được giải quyết hưởng TCTN từ 36 tháng trở lên thì thời gian đóng BHTN được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được cộng dồn để làm cơ sở tính hưởng hỗ trợ khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn P có thời gian đóng BHTN là 42 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng và số tháng lẻ được bảo lưu là 06 tháng. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN, ông P được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN là 08 tháng, như vậy, thời gian đóng BHTN của ông P làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là bằng 14 tháng.
2. NLĐ có thời gian đóng BHTN đã được giải quyết hưởng TCTN dưới 36 tháng thì thời gian đóng BHTN được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được cộng dồn để làm cơ sở tính hưởng hỗ trợ khi đáp ứng đủ điều kiện theo nguyên tắc:
- Số tháng đóng BHTN làm cơ sở tính hưởng mức hỗ trợ = (số tháng đóng đã xét hưởng TCTN + số tháng xác nhận bổ sung) – (số tháng đóng tương ứng với thời gian đã nhận tiền TCTN + số tháng đóng tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng TCTN). Trong đó, cứ 01 tháng đã hưởng TCTN hoặc 01 tháng bị tạm dừng hưởng TCTN tương ứng với 12 tháng đóng BHTN.
- Trường hợp không được bảo lưu do vi phạm quy định về việc khai báo tìm kiếm việc làm theo quy định của Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì thời gian làm cơ sở tạm tính mức hỗ trợ = (số tháng đóng đã xét hưởng TCTN + số tháng xác nhận bổ sung) – 36 tháng.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Q có thời gian đóng BHTN là 13 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng và ông Q đã hưởng đủ 03 tháng TCTN. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN, ông Q được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN là 07 tháng. Như vậy, ông Q có tổng thời gian đóng BHTN là 20 tháng, đã hưởng 03 tháng TCTN tương ứng với 36 tháng đóng BHTN nên ông Q có số tháng đóng BHTN để làm căn cứ tính hưởng mức hỗ trợ là bằng 0 tháng.
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn R có thời gian đóng BHTN là 25 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng và ông R đã hưởng đủ 03 tháng TCTN. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN, ông R được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN là 15 tháng. Như vậy, ông R có tổng thời gian đóng BHTN là 40 tháng, đã hưởng 03 tháng TCTN tương ứng với 36 tháng đóng BHTN nên ông R có số tháng đóng BHTN để làm căn cứ tính hưởng mức hỗ trợ là bằng 04 tháng.
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn S có thời gian đóng BHTN là 16 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng, ông S hưởng TCTN 01 tháng thì có việc làm, do đó, ông bị chấm dứt hưởng TCTN và được bảo lưu 04 tháng đóng BHTN. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN ông được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung 12 tháng đóng BHTN. Như vậy ông S có số tháng đóng BHTN để làm căn cứ tính hưởng mức hỗ trợ là bằng 16 tháng.
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn T có thời gian đóng BHTN là 16 tháng, được hưởng TCTN là 03 tháng. Ông T được hưởng TCTN 02 tháng thì có việc làm, do đó, ông bị chấm dứt hưởng TCTN và không được bảo lưu tháng đóng BHTN. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN ông T được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung 12 tháng đóng BHTN. Như vậy, ông T có tổng thời gian đóng BHTN là 28 tháng, đã hưởng 02 tháng TCTN tương ứng với 24 tháng đóng BHTN nên ông T có số tháng đóng BHTN để làm căn cứ tính hưởng mức hỗ trợ là bằng 04 tháng.
Ví dụ 6: Bà Bùi Thị V có thời gian đóng BHTN là 29 tháng, được hưởng TCTN 03 tháng. Bà V đã hưởng TCTN tháng thứ nhất và tháng thứ ba; tháng hưởng TCTN thứ 2 bà bị tạm dừng hưởng TCTN do không thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định. Sau khi chấm dứt hưởng TCTN bà được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung 08 tháng đóng BHTN. Như vậy, bà V có tổng thời gian đóng BHTN là 37 tháng, đã hưởng TCTN là 03 tháng (bao gồm cả đã hưởng và tạm dừng hưởng) tương ứng với 36 tháng đóng BHTN nên bà V có số tháng đóng BHTN để làm căn cứ tính hưởng mức hỗ trợ là bằng 01 tháng.
II – TRƯỜNG HỢP ĐANG HƯỞNG TCTN
Trường hợp đang hưởng TCTN tại thời điểm 30/9/2021 mà được xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN thì thực hiện điều chỉnh lại thời gian đóng BHTN làm căn cứ hưởng TCTN trước khi giải quyết hưởng hỗ trợ từ quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP.
Lưu ý: Đối với việc tổ chức chi trả trong trường hợp đơn vị có nhiều NLĐ ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn trong việc mở tài khoản cá nhân. Căn cứ khả năng nguồn nhân lực của từng địa phương, BHXH tỉnh quyết định việc tổ chức chi trả hỗ trợ đối với NLĐ theo hình thức chi trả bằng tiền mặt cho NLĐ tại cơ quan BHXH hoặc tại đơn vị theo hướng dẫn tại Công văn 3068/BHXH-CSXH ngày 01/10/2021 của BHXH Việt Nam.
Add Comment