Từ năm 2022, NLĐ đóng BHXH bao nhiêu năm để có lương hưu tối đa?

Chế độ hưu trí là một trong các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), chế độ này nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động (NLĐ) khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó, thì NLĐ đủ điều kiện về độ tuổi….và đủ thời gian tham gia BHXH theo quy định thì sẽ được nhận lương hưu khi về già, để có thêm chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe cho mình.

Căn cứ Điều 54 Luật BHXH năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a Khoản 1 Điều 129 BLLĐ năm 2019) thì NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đủ điều kiện về độ tuổi… theo quy định tại điều này.

Có thể tham khảo bài viết:Tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ trong năm 2022 như thế nào?”.

Căn cứ Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng thángXMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo đó, tỷ lệ hương lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính như sau:

  1. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
  2. Lao động nam nghỉ hưu năm 2020, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH; nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH; nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Như vây, từ năm 2022 trở đi NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu mà muốn nhận được lương hưu hằng tháng với tỷ lệ bằng 75% (mức tối đa) tiền lương tháng đóng BHXH thì:

  • NLĐ nam cần 35 năm đóng BHXH (20 năm đóng BHXH bằng 45%; 15 năm đóng BHXH bằng 2%*15 = 30%; tổng tỷ lệ là 45% + 15% = 75%).
  • NLĐ nữ cần 30 năm đóng BHXH (15 năm đóng BHXH bằng 45%; 15 năm đóng BHXH bằng 2%*15 = 30%; tổng tỷ lệ là 45% + 15% = 75%).

Trong khi đó, nếu NLĐ nam nghỉ hưu năm 2020 thì chỉ cần 33 năm đóng BHXH, năm 2021 thì chỉ cần 34 năm đóng BHXH nếu muốn nhân lương hưu hằng tháng với tỷ lệ mức tối đa tiền lương tháng đóng BHXH.

Lưu ý:

1. NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Điều 58 Luật BHXH năm 2014).

Ví dụ: Đến năm 2022, Bà T đủ tuổi nghỉ hưu theo luật lao động và có 36 năm đóng BHXH, bà T tham gia BHXH với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 06 triệu đồng/tháng. Như vậy, ngoài lương hưu hàng tháng, Bà T còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Cụ thể là: (36 – 30) * 0.5 * 06 triệu đồng = 18 triệu đồng.

Add Comment