Có thể nói rằng, BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, có vai trò quan trọng đối với NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Trong đó, chế độ hưu trí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NLĐ nói riêng và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế độ an sinh xã hội. Tuy nhiên, hiện nay số lượng NLĐ lựa chọn việc rút BHXH một lần đang tăng cao thay vì tiếp tục tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí về sau.
A – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN NLĐ RÚT BHXH MỘT LẦN
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
- Nghỉ được gần 3 năm, có lấy được tiền bảo hiểm xã hội nữa hay không?
- [Dự thảo] 02 phương án dành cho người lao động nhận BHXH một lần, bổ sung thêm đối tượng nhận 1 lần
- Có nên nhận BHXH 1 lần? 07 “cái mất” khi nhận BHXH một lần!
- Đóng BHXH 11 tháng thì có được rút BHXH một lần không?
a – Thực trạng
Theo BHXH Việt Nam, đến hết tháng 11/2021, cả nước có hơn 791.300 người hưởng BHXH một lần,, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021, và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Qua số liệu trên cho thấy, số người rời khỏi hệ thống BHXH tăng lên khá nhiều. Theo BLĐTBXH, giai đoạn 2016-2020, số người đề nghị rút BHXH một lần trên phạm vi cả nước là hơn 3,7 triệu người (trung bình mỗi năm gần 750.000 người), tương ứng với 2 người tham gia mới, thì có một người rời hệ thống. Đặc biệt là, số người rút BHXH một lần năm sau luôn cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn nêu thực trạng số NLĐ nhận BHXH một lần tập trung chủ yếu ở khối Doanh nghiệp tư nhân (1.463.044 người), Doanh nghiệp FDI (1.206.580 người), thấp nhất ở khối sự nghiệp công lập (594 người). Đặc biệt, những người nhận BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20-40 (chiếm 80,9%), trong đó tập trung đông nhất ở nhóm 20-30 tuổi (chiếm 42,7%), nhóm 30-40 tuổi chiếm 38,2%.
b – Nguyên nhân
Thấy rằng, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2020-2021 thì số lượng NLĐ rút BHXH tăng nhanh đột ngột. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do do dịch bệnh COVID-19 khiến không ít NLĐ rơi vào cảnh mất việc, thất nghiệp, dẫn đến đời sống NLĐ gặp nhiều khó khăn rất lớn về mặt tài chính. Trong số những lựa chọn có thể giải quyết những khó khăn trước mắt, nhiều NLĐ đã quyết định rút BHXH một lần để có khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống, giải quyết khó khăn….
Hơn nữa, chính sách hiện nay về BHXH và lương hưu có nhiều chỗ bất hợp lý, có một số điểm còn thiếu linh hoạt, khiến một số người không đủ điều kiện để tiếp tục tham gia BHXH, có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều NLĐ rút BHXH một lần.
Trước khi quyết định rút BHXH một lần thì có thể tham khảo bài viết “NLĐ ‘được gì’ và ‘mất gì’ khi rút BHXH một lần?”.
B – CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NLĐ RÚT BHXH MỘT LẦN
Từ những nguyên nhân, thực trạng NLĐ rút BHXH một lần trong thời gian gần đây, thấy rằng, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, phúc lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế – xã hội cũng như ảnh rút đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, ngoài các chính sách đã triển khai thì các cơ quan chức năng có liên quan cần nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh các quy định liên quan đến việc rút BHXH một lần, trước hết là Luật BHXH, sau đó đến các Nghị định, Thông tư… có liên quan.
Theo đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế NLĐ rút BHXH một lần, cụ thể như sau:
Một là, giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí (hưởng lương hưu).
Theo đó, BLĐTBXH có đề xuất khi xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) như sau: Bộ đề xuất giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí (tức là điều kiện hưởng lương hưu Diều 54 Luật BHXH năm 2014) từ 20 năm theo quy định hiện hành, xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp. Với quy định này tạo điều kiện cho NLĐ có số năm tham gia BHXH ngắn hơn hoặc NLĐ đã cao tuổi nhưng có số năm tham gia BHXH dưới 20 năm mà vẫn có thể đủ điều kiện được hưởng lương hưu nhằm hạn chế tình trạng rút BHXH một lần.
Thứ hai, có thể điều chỉnh mức hưởng BHXH một lần theo hướng thấp hơn.
Để tránh được tình trạng NLĐ ồ ạt đi rút BHXH một lần, làm gia tăng nguy cơ vỡ quỹ thì có thể điều chỉnh mức hưởng BHXH một lần theo hướng thấp hơn. Tuy nhiên, cần phải khảo sát nhu cầu của NLĐ, đồng thời, đảm bảo nguyên tắc đóng rút và phải có lộ trình rõ ràng và chỉ nên quy định cho những lao động mới tham gia BHXH.
Theo đó, BLĐTBXH có đề xuất khi xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) như sau: vẫn giữ quy định cho NLĐ được rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc từ 1 năm trở lên mà không đóng tiếp. Tuy nhiên, mức rút sẽ giảm xuống chỉ còn 1 tháng lương cho mỗi năm tham gia BHXH, trong khi quy định hiện hành là 1,5 tháng lương (cho giai đoạn từ 2014 về trước) và 2 tháng lương (cho giai đoạn từ 2014 tới nay).
Đối với trường hợp, NLĐ đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng hoặc NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài định cư hợp pháp… thì NLĐ vẫn sẽ được rút BHXH một lần. Mức rút trong trường hợp này được tính mỗi năm tham gia BHXH bằng 2 tháng lương bình quân tính đóng BHXH.
Thứ ba, bổ sung chế độ trợ cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu có bố hoặc mẹ tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, BLĐTBXH có đề xuất với Chính phủ tích hợp chế độ trợ cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được rút trợ cấp hằng tháng, tính trên mỗi con cho đến khi con đủ 6 tuổi nếu có bố hoặc mẹ tham gia BHXH bắt buộc.
Theo BLĐTBHX thì nếu tăng thêm chế độ trợ cấp cho người tham gia BHXH có con nhỏ dưới 6 tuổi thì cần có thêm nguồn quỹ để chi thì khả năng sẽ nâng mức đóng BHXH lên khoảng 1% so với mức đóng hiện hành. Giải pháp này nhằm giữ chân NLĐ ở lại với hệ thống BHXH, gắn bó hơn với hệ thống BHXH, hạn chế việc rút BHXH một lần, đặc biệt với NLĐ trẻ, thay vì cứ nghỉ việc là rút BHXH một lần.
Thứ tư, “tăng thời gian sau 01 năm nghỉ việc lên 02 năm hoặc 03 năm nghỉ việc” mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH (một trong các điều kiện để rút BHXH một lần).
So với quy định như hiện tại chỉ cần 01 năm thì việc tăng thời gian lên từ 02 – 03 năm để NLĐ có khoảng thời gian đủ dài để tìm việc làm mới hoặc có phương án tài chính khác thay thế, không trông chờ vào tiền BHXH. Tuy nhiên, cần phải khảo sát ý kiến của NLĐ, cân nhắc kỹ lưỡng trách gây khó khăn cho NLĐ và có lộ trình rõ ràng, chỉ nên quy định cho những lao động mới tham gia BHXH.
Thứ năm, NLĐ có thể lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu sau khi đủ tuổi theo quy định hiện hành.
Theo đó, nếu chưa đủ điều kiện về số năm đóng BHXH thì có thể đóng những năm còn thiếu cho đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định, nhằm giữ lại số năm đã đóng BHXH, sau này nếu không thể tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đủ số năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Thứ sáu, hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn trước mắt, hướng tới lợi ích lâu dài.
Theo đó, TLĐLĐ Việt Nam cũng yêu cầu các cấp công đoàn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Tăng cường xã hội hóa các nguồn lực, tìm kiếm các đối tác tín dụng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho NLĐ, nhất là NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, tiếp tục đồng hành với NSDLĐ trong sản xuất, kinh doanh. Thành lập các tổ tư vấn tại điểm giao dịch một cửa hoặc tư vấn trực tiếp cho NLĐ khi đến giải quyết các chế độ chính sách.
Hơn nữa, công đoàn các cấp phối hợp với BHXH đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giải thích về “cái mất” của việc rút BHXH một lần, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nói chung, BHXH một lần nói riêng, nhằm nâng cao hiểu biết về BHXH và ý thức pháp luật cho NLĐ.
Add Comment