Thời gian nghỉ thai sản có tính là thời gian hưởng BHXH một lần không?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ được nghỉ trong thời gian 6 tháng theo quy định. Vậy trong thời gian nghỉ này có được xem là đang tham gia bảo hiểm xã hội không? Nếu có, thì thời gian nghỉ thai sản đó sẽ được tính vào thời gian hưởng BHXH một lần không?

thời gian hưởng BHXH một lần
Thời gian nghỉ thai sản có được tính BHXH và được tính hưởng BHXH 01 lần?

Nghỉ thai sản vẫn là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

Dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH 2014 quy định về vấn đề này như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Không chỉ vậy nội dung này cũng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Cho nên người lao động trong thời gian nghỉ thai sản thì thời gian này vẫn được tính là tham gia BHXH và do cơ quan BHXH đóng. Như thế vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động nghỉ thai sản cũng được tính đóng BHXH và thời gian hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên trong thời gian này, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không phải đóng BHXH. Vậy mức lương đóng BHXH của người lao động trong giai đoạn này được xác định theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2025/TT-BLĐTBXH như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Theo đó, mức lương đóng BHXH của thời gian nghỉ thai sản chính là mức lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ. Nếu trong thời gian này, người lao động được nâng lương thì ghi nhận mức lương mới từ thời điểm được nâng.

Tóm lại thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và trên sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ phải ghi rõ khoảng thời gian này để làm căn cứ tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Add Comment

Hiện có 6 ý kiến cho bài viết

  1. Nguyễn thị hoài my

    - Edit

    Reply

    Cho mình hỏi dịch covit này bhxh có thanh toán tiền bhxh một lần không ạ sao hồ sơ của mih xong hết rồi mà bên bhxh thông qua dịch mới thanh toán tiền được ạ do hết kinh phí, mong được hỗ trợ ạ xin cảm ơn

    1. Việc này tùy tình hình mỗi địa phương nhé bạn. Phần lớn BHXH các tỉnh/ thành phố, nhận qua hình thức Bưu điện và vẫn giải quyết hồ sơ. Bạn hãy liên hệ nơi nộp hồ sơ để biết chi tiết hồ sơ của mình

  2. Nguyễn thị hoài my

    - Edit

    Reply

    Hồ sơ củạ mình nộp tính đến giờ gần một tháng rồi mình nộp qua đường bưu điện

    1. Việc này tùy tình hình mỗi địa phương nhé bạn. Phần lớn BHXH các tỉnh/ thành phố, nhận qua hình thức Bưu điện và vẫn giải quyết hồ sơ. Bạn hãy liên hệ nơi nộp hồ sơ để biết chi tiết hồ sơ của mình

  3. Nguyễn Phan Hương

    - Edit

    Reply

    Tôi muốn hỏi, tôi ở hà nội, nghỉ thai sản từ t1 đến t6/2021, đến 1.7 tôi hết thời gian thai sản và quay lại làm nhưng cty tôi đang nghỉ do covid, vậy tôi có đc hưởng chế độ trợ cấp theo nđ 68 không, vì tôi đang nuôi con nhỏ và thất nghiệp 2 tháng rồi,

    1. Chào bạn: Căn cứ Điều 13 Quyết định 23/2021 (Số: 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021) quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
      Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

      1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

      2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

      Tại Điều 14 Quyết định số 23/2021 quy định về mức hỗ trợ và phương thức chi trả như sau:

      1. Mức hỗ trợ:

      a) 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).

      b) 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

      2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.