Tải mẫu D05-TS theo QĐ 505, danh sách người tham gia BHXH tự nguyện

Mẫu D05-TS theo QĐ 505/QĐ-BHXH dùng để đại lý thu lập danh sách những người tham gia BHXH tự nguyện, nói tóm gọn mẫu D03-TS dùng để lập danh sách đối tượng chỉ tham gia BHYT, còn mẫu D05-TS thì ngược lại dùng để lập các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

So với mẫu theo Quyết định 595 thì mẫu lần này có thêm nhiều cột hơn so với mẫu trước đó, chủ yếu là thêm các tiêu chí cột mức hổ trợ từ các nguồn. Mẫu này cũng có các phần tăng, giảm lao động, tăng, giảm mức đóng như mẫu D02-TS.

Tên mẫuNgày ban hànhNgày hiệu lựcTải về
Mẫu D05-TS27/03/202001/05/2020Download

Xem mẫu D05-TS theo QĐ 505 online

[embeddoc url=”https://tuvanbhxh.net/wp-content/uploads/2020/07/D05-TS-1.xlsx” viewer=”microsoft”]

Hướng dẫn lập mẫu D05-TS theo QĐ 505/QĐ-BHXH

Phần thông tin chung

  • Tên đơn vị: ghi đầy đủ tên đại lý.
  • Mã đại lý: ghi mã đại lý do cơ quan BHXH cấp.
  • Mã số thuế: ghi mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
  • Địa chỉ: ghi địa chỉ nơi đóng trụ sở của đại lý.
  • Điện thoại: ghi số điện thoại của đại lý.
  • Email: ghi tên email của đại lý.

– Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục tăng, giảm.

– Cột B: ghi họ, tên người tham gia BHXH tự nguyện và ghi vào từng mục tăng, giảm.

– Cột C: ghi đầy đủ mã số BHXH của từng người tham gia.

– Cột 1: trường hợp tham gia mới ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống (số nhà, đường/phố, thôn/xóm; xã/phường/thị trấn); huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) để cơ quan BHXH trả hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.

– Cột 2: ghi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo Mẫu TK1-TS.

– Cột 3: ghi số tháng đóng mới, đóng tiếp, đóng bù hoặc điều chỉnh mức tiền đóng BHXH tự nguyện.

– Cột 4: ghi đóng BHXH từ tháng năm.

– Cột 5: ghi số tiền đóng BHXH tự nguyện phải đóng theo quy định = cột 2 x cột 3 x 22%

– Cột 6: ghi số tiền phải đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH tự nguyện = cột 5 – cột 8 – cột 10 – cột 12.

– Cột 7: ghi tỷ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo quy định (thuộc hộ nghèo: 30%, thuộc cận nghèo 20%, còn lại 10%.

– Cột 8: ghi số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo quy định = cột 7 x mức chuẩn nghèo nông thôn x 22%).

– Cột 9: ghi tỷ lệ % ngân sách địa phương hỗ trợ thêm (trường hợp địa phương hỗ trợ theo mức tiền cụ thể thì để trống).

– Cột 10: ghi số tiền ngân sách địa phương hỗ trợ thêm = cột 9 x mức chuẩn nghèo nông thôn x 22%, trường hợp địa phương hỗ trợ theo mức tiền cụ thể thì ghi mức tiền hỗ trợ.

– Cột 11: ghi tỷ lệ hỗ trợ thêm khác của các tổ chức, cá nhân (trường hợp các tổ chức, cá nhân hỗ trợ theo mức tiền cụ thể thì để trống).

– Cột 12: ghi số tiền hỗ trợ thêm khác = cột 11 x mức chuẩn nghèo nông thôn x 22%%, trường hợp các tổ chức, cá nhân hỗ trợ theo mức tiền cụ thể thì ghi mức tiền hỗ trợ.

– Cột 13: ghi cụ thể đối tượng tăng do: đóng mới, đóng tiếp, đóng lại tương ứng các dòng.

e) Ghi số lượng sổ đề nghị cấp (áp dụng đối với trường hợp chưa có sổ BHXH)

g) Sau khi hoàn tất việc kê khai Đại lý thu, Phòng/Tổ Quản lý thu ký, ghi rõ họ tên.

Add Comment