Sự khác biệt giữa định dạng .exe và định dạng .msi

Khi bạn cài đặt phần mềm thường có 02 định dạng đó là file có dạng .exe và .msi. Vậy bạn có biết mặc dù dạng nào cài được phần mềm nhưng sự giống nhau và khác nhau giữa chúng như thế nào xin mời các bạn tham khảo.
1. Định dạng .exe viết tắt của executable và cái tên nói lên tất cả, đây là dạng file thực thi, để chạy một thứ gì đó. Định dạng này có từ rất lâu rồi, kể từ thời MS-DOS nhưng cần phải lưu ý rằng định dạng .exe không chỉ là file cài đặt mà còn là file khởi chạy của một ứng dụng nào đó. Định dạng này khá phổ biến thường bắt gặp file cài đặt kiểu như setup.exe nhưng cũng thường gặp những file khởi chạy ứng dụng khiểu Photoshop.exe.
Tất cả các phần mềm trên Windows đều phải cần đến một file .exe tương ứng chứa thông tin về các tiến trình cần thực thi để phần mềm có thể được cài đặt và khởi chạy sau đó. File .exe có thể cài đặt một ứng dụng vào máy – dữ liệu ứng dụng được đóng gói, khi chạy thì giải nén ra một thư mục tạm thời và tiến trình cài đặt được thực hiện. Tuy nhiên, file .exe cũng có thể là file khởi chạy ứng dụng đã cài hay thậm chí là toàn bộ ứng dụng được đóng gói thành .exe để nhấp vào là chạy không cần cài (dạng portable). Nói chung file .exe cực kỳ đa năng và nó là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tập tin của Windows.
phân biệt .exe và .msi2. Định dạng .msi trong khi đó là một file cơ sở dữ liệu được chạy bởi Windows Installer (MSI viết tắt của Microsoft Installer và giờ là Windows Installer – một dịch vụ hỗ trợ cài đặt ứng dụng có sẵn trên Windows). Nó là dạng file nén chứa rất nhiều thứ như dữ liệu phần mềm, các chỉ thị, tiến trình, add-on, khoá registry cần thiết để phần mềm có thể được cài dặt vào Windows và giúp phần mềm có thể hoạt động bình thường sau khi cài đặt.
​Khi nhấp vào file .msi thì Windows Installer (msiexec.exe) sẽ đọc và chạy nó, file .msi sẽ tìm các điều kiện tiên quyết, chẳng hạn như yêu cầu quyền admin để cài đặt phần mềm, các tác vụ cần được thực thi cái nào trước cái nào sau sao cho phần mềm được cài đặt theo đúng thủ tục, trình tự. So với .exe thì .msi chỉ có một chức năng duy nhất là hỗ trợ cài đặt phần mềm vào Windows. File cài đặt dạng .msi được Microsoft phát triển nhằm mang lại cho giới phát triển phần mềm một giải pháp cài đặt tốt hơn, thuần nhất bởi trước đây mỗi nhà phát triển lại dùng một phần mềm cài đặt riêng, không theo tiêu chuẩn.
File cài đặt dạng .msi cũng hỗ trợ giao diện cài đặt với những nút Next, Finish quen thuộc, thường là trình thuật sĩ InstallShield Wizard (một công cụ của hãng Flexera). Giao diện này sẽ hiện các bước với các cửa sổ thông tin, cho phép tuỳ biến đường dẫn, chọn cái nào cài cái nào không.

Tính năng đặc biệt nhất của file cài đặt .msi là chế độ “silent” – tức cài đặt trong im lặng. Khi anh em tải về một file cài đặt .msi, nhấp đúp để cài đặt thì nhiều tình huống anh em sẽ thấy chỉ có cửa sổ cài đặt hiện lên với 1 nút Cancel, không cho phép chỉnh đường dẫn lẫn các bước để cài đặt. Như vậy file cài đặt dạng .msi này đã có những keystroke và lập trình sẵn các tiến trình, thậm chí khi cài xong tự đóng cửa sổ luôn. Người dùng có thể cài đặt nhanh gọn không cần phải nhấn Next rồi Finish, đặc biệt là các nhân viên IT sẽ có thể triển khai đồng loạt phần mềm trên hàng trăm ngàn máy tính nhờ tính năng này. Chẳng hạn như phần mềm Slack đã vừa có bản cài đặt dạng .msi dành cho hoạt động triển khai hàng loạt của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, file cài đặt .msi có một hạn chế lớn đó là: Windows Installer chỉ có thể cài một file .msi mỗi lần, điều này có nghĩa khi một file .msi đang chạy thì các file .msi khác chẳng hạn như các phần phụ thuộc như .NET framework, C++ runtime …. phải đợi xong mới được cài. Anh em có thể mở nhiều file cài đặt .msi lên, cửa sổ InstallShield vẫn hiện nhưng khi anh em nhấp tới bước Install thì Windows sẽ báo bận.
Theo: tinhte.vn

Chế độ thai sản 2021 || Tính tiền BHXH 1 lần online || Chế độ ốm đau 2021 || Cài đặt VssID - Bảo hiểm xã hội

Post Comment