Một trong những quyền lợi lớn nhất của người tham gia BHXH chính là hưởng lương hưu khi về già. Vậy đóng như thế nào sẽ được hưởng lương hưu cao nhất? Dưới đây là những quy tắc “cứng” để có thể hưởng được lương hưu mức cao hơn.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng, được tính theo Điều 74 Luật BHXH 2014: Mức lương hưu hằng tháng đối với trường hợp đóng BHXH bắt buộc và đóng BHXH tự nguyện đều được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH. Cụ thể:
- Số tiền điều chỉnh 15% lương hưu được tính như thế nào?
- Lương hưu tháng 7/2024 nhận theo mức mới hay mức cũ
- Mức đóng háng tháng 1.337.000, khi về hưu nhận 1.800.000 có đúng không?
- So sánh số tiền giữa rút BHXH 1 lần với nhận lương hưu hàng tháng
- Những lợi ích của việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua ATM
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Quy tắc 1: Mức đóng càng cao – hưởng lương hưu cao
Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức này càng cao thì, tiền bình quân tiền lương càng cao => hưởng mức lương hưu cao tương ứng.
Theo tiết 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Trong thực tế, thì mức lương tháng đóng BHXH không phải là mức lương thực nhận của người lao động, nhưng thông thường là mức thấp hơn, (không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Vì người lao động chỉ đóng 8% tiền lương vào quỹ BHXH, trong khi đó ngưởi sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp, công ty…) đóng đến 17%. Do đó rất nhiều Công ty chỉ đóng BHXH cho người lao động bằng mức lương “chính” còn các phụ cấp đều không được tính đóng. Đó là một thiệt thòi của người lao động1
Tuy nhiên, đôi khi sẽ có một số đơn vị sử dụng lao động muốn tạo điều kiện cũng như giữ chân nhân lực chất lượng cao đã đóng BHXH cho người lao động bằng với mức lương thực tế (tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở).
Ví dụ: Chị B được nhận mức lương là 10 triệu đồng/tháng; trong đó phụ cấp tiền ăn, tiền phụ cấp độc hại…là 3 triệu đồng. Thì mức lương đóng BHXH của chị mà công ty đóng chỉ 7 triệu đồng, từ đó mức lương bình quân về sau khi hưởng hưu sẽ thấp hơn, nếu chị B được đóng đủ mức 10 triệu.
Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn (thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng).
Trong đó, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP hiện nay là 700.000 đồng/tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện được tự lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ đóng. Nếu mức thu nhập được lấy làm căn cứ đóng càng cao thì mức hưởng lương hưu cũng càng nhiều.
Quy tắc 2: Về thời gian đóng BHXH
Khi người tham gia có thời gian càng dài, thì tỉ lệ lương hưu càng cao (tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương đóng BHXH). Trong đó trường hợp tham gia BHXH bắt buộc và trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, thời gian đóng BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hưởng lương hưu của người tham gia.
Như cách tính lương hưu đã đề cập ở trên. 20 năm đóng BHXH chỉ là điều kiện đủ để người tham gia hưởng lương hưu. Nếu muốn hưởng mức cao hơn thì cần tham gia nhiều hơn số 20 năm. Cụ thể từ năm 2022 trở đi. Đối với lao động nam nếu muốn hưởng mức 75% thì phải đóng 35 năm BHXH. Đối với lao động nữ để hưởng mức 75% thì phải đống 30 năm BHXH.
Đó chính là cơ sở mà người tham gia BHXH cần quan tâm giúp cho mình khi đóng càng lâu – hưởng lương hưu mức cao.
Triệu phương