Ngày 14/12/2021, Bộ Y tế ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT nhằm lấy ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung trong Thông tư của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định:
- Đề xuất giảm tuổi trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi.
- [Dự thảo] 02 phương án dành cho người lao động nhận BHXH một lần, bổ sung thêm đối tượng nhận 1 lần
- Có thể tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng?
- [Dự thảo] Đề xuất thêm hình thức BHYT bổ sung ngoài BHYT cơ bản
- [Đề xuất] 03 điều sửa đổi, bổ sung liên quan liên công chức khi nghỉ việc, về hưu
Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Theo đó, Căn cứ Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT, ngày 29/01/2020 quyết định về việc bổ sung Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona (NCOV) gây ra vào Danh mục các bệnh truyền nhiễm Nhóm A theo quy định tại heo quy định tại điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Dự thảo của Bộ Y tế lần này quy định bổ sung Điều 20a sau Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Điều 20a. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A (VD Covid-19)
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp hoặc Quyết định thành lập cơ sở thu dung điều trị bệnh Covid-19 do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Người hành nghề (bao gồm người được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ điều trị covid-19) làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung điều trị covid-19; Trạm y tế cấp xã, trạm y tế lưu động) này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm Covid-19 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d) Trường hợp người bệnh chăm sóc, quản lý, điều trị Covid-19 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, người hành nghề căn cứ danh sách quản lý ca bệnh Covid-19 trên địa bàn của Trạm y tế cấp xã; kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thực hiện xác định tình trạng bệnh thông qua và thông tin theo dõi, diễn biến bệnh hàng ngày của nhân viên y tế với người bệnh qua hình thức trực tiếp đến tận nhà người bệnh hoặc gián tiếp qua công nghệ thông tin (áp dụng khám chữa bệnh từ xa) để ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh hoặc trạm y tế cấp xã để người hành nghề xem xét quyết định theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều này.
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Add Comment