Như chúng ta đã biết, sổ BHXH là một trong những giấy tờ quan trọng của NLĐ, sổ ghi lại những thông tin của NLĐ về quá trình đóng và hưởng BHXH. Và đây cũng là một trong những giấy tờ NLĐ sử dụng để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH.
Theo quy định của pháp luật lao động thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ (xin nghỉ việc) một cách hợp pháp, đúng luật. Tuy nhiên, lại có một số NLĐ lại lựa chọn cách “Nghỉ ngang” (theo quy định của luật lao động thì việc “nghỉ ngang” được gọi là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật) để chấm dứt HĐLĐ.
- So sánh số tiền giữa rút BHXH 1 lần với nhận lương hưu hàng tháng
- Dừng tra cứu tin nhắn đến đầu số 8079. Các cách tra cứu thông tin BHXH, BHYT miễn phí
- 03 trường hợp người lao động được hỗ trợ tiền theo QĐ 6696/QĐ-TLĐ.
- Bị thiếu tờ rời chốt sổ được không? Công ty không chốt sổ làm thế nào?
- Đổi CMND sang CCCD thì có cần đổi lại, cấp lại thẻ BHYT, sổ BHXH không?
Như vậy, vấn đề đặt ra là khi NLĐ “nghỉ ngang” như thế thì có chốt sổ BHXH hay không?
Căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 thì khi chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ.”
Theo đó, tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ như sau:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Do đó, NLĐ không thể tự mình chốt sổ BHXH khi chấm dứt HĐLĐ (kể cả “nghỉ ngang”) mà trách nhiệm chốt sổ BHXH sẽ do NSDLĐ thực hiện cùng sự phối hợp với cơ quan BHXH.
Tuy nhiên, để đảm bảo các quyền lợi về BHXH, NLĐ “nghỉ ngang” cần phải trở lại công ty, doanh nghiệp… để yêu cầu NSDLĐ thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH. Khi đó, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì NLĐ phải có nghĩa vụ bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước. Đồng thời, phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề (nếu có) trong quá trình làm việc trước đó và không được trợ cấp thôi việc (căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019).
Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 thì:
“Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên…”.
Giả sử, sau khi NLĐ đã hoàn thành trách nhiệm của mình nhưng NSDLĐ vẫn chưa thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho NLĐ thì NLĐ có thể liên hệ (nhờ can thiệp để được giúp đỡ) hoặc làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn hoặc thanh tra lao động Sở lao động – thương binh và xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc NSDLĐ thực hiện chốt và trả lại sổ BHXH cho NLĐ. Hoặc có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở.
Add Comment