Thực trạng chung trong tình hình dịch bệnh hiện nay của nhiều công ty là phải thực hiện chính sách giảm giờ làm của nhân viên trong một tuần chỉ còn làm 1,2 ngày. Nếu vậy thì người lao động có phải đóng Bảo hiểm xã hội không, trong trường hợp này sẽ được quy định như thế nào?
Khi người lao động có số ngày nghỉ theo quy định sẽ không phải đóng BHXH được căn cứ tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
- Vợ không tham gia BHXH khi sinh con, chồng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Mẫu số 01,mẫu số 02, mẫu số 03 theo Quyết định 688/QĐ-BHXH
- Rút BHXH một lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
- Những việc cần làm khi nghỉ việc để hưởng đầy đủ quyền lợi từ Bảo hiểm xã hội?
- 02 điều kiện để chồng được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Người lao động khi vừa làm, vừa nghỉ trong thời gian dịch bệnh này sẽ có ba trường hợp tính ngày nghỉ làm để đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Người lao động vừa làm vừa nghỉ mà số này nghỉ từ 13 ngày trở xuống trong tháng thì vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
- Trường hợp 2: Vừa làm vừa nghỉ mà số ngày nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng nhưng vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Trường hợp 3: Vừa làm vừa nghỉ mà số ngày nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng nhưng không hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Do đó người lao động cần phải căn cứ vào 3 trường hợp trên để xem mình thuộc diện nào, để dựa vào đó người lao động biết rằng mình có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không.
Add Comment