Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ trợ cấp cho người lao động khi không may bị mất việc làm phải thất nghiệp.
Cũng giống như chế độ BHXH, mức hưởng BHTN dựa vào thời gian đóng của người tham gia, mức hưởng hàng tháng được tính bằng 60% lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc. Cụ thể:
- BHXH TP Hà Nội sẽ dừng cấp BHYT giấy từ ngày 15/10/2023 để trả cho người đang hưởng BHTN
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có được nhận trợ cấp thất nghiệp?
- Đóng BHTN 10 tháng, sau đó không tham gia, rồi nghỉ việc. Có đủ điều kiện nhận thất nghiệp?
- Chuyên gia khuyến nghị tăng tiền trợ cấp thất nghiệp
- Cảnh giác chiêu trò giả số tài khoản BHXH, giả Quyết định thu hồi tiền BHTN
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
1 – Mức hưởng BHTN tối đa 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, ngày 09/5/2019 quy định từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là không quá 05 lần mức lương cơ sở, tức là không quá 7.450.000 đồng/tháng (5 x 1.490.000 đồng/tháng).
Tuy nhiên, dự kiến mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1.800.000 đồng/tháng. Bắt đầu áp dụng vào ngày 01/7/2023 nếu đề xuất tăng lương cơ sở được thông qua. Khi đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là không quá 9.000.000 đồng/tháng (5 x 1.800.000 đồng/tháng).
2 – Mức tối đa 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ngày 12/6/2022 (thay thế Nghị định 90/2019/NĐ-CP, ngày 15/11/2019) quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:
Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.
Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.
Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.
Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (5 x mức lương tối thiểu vùng). Cụ thể, không quá: 23.400.000 đồng/tháng tại vùng I; 20.800.000 đồng/tháng tại vùng II; 18.200.000 đồng/tháng tại vùng III; 16.250.000 đồng/tháng tại vùng IV.