Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được lấy ý kiến đến cuối tháng 4, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2023 và thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024. Dự luật có nhiều điểm mới, như đưa ra hai phương án tính lương đóng bảo hiểm xã hội, giảm số năm đóng BHXH từ 20 xuống 15 để hưởng lương hưu; hai phương án rút BHXH một lần; bổ sung tầng trợ cấp với người không có lương hưu; thêm chế độ thai sản với người đóng BHXH tự nguyện.
Ngày 10/4, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, cho biết cơ quan này đã góp ý với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang lấy ý kiến.
- Quốc hội thông qua giảm số năm đóng BHXH xuống 15 năm được hưởng hưu
- Tải dự thảo Nghị định tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 01/7/2024
- Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng từ ngày 01/7/2024
- Tăng lương cơ sở 2,34 triệu, chưa thực hiện cải cách tiền lương ngay!
- Mức tham chiếu sẽ thay thế lương cơ sở để tính các chế độ BHXH từ ngày 1/7/2024?
Theo quy định của Luật hiện hành, người lao động tham gia BHXH dưới 20 năm, nếu sau 12 tháng nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH thì được rút một lần. Dự luật sửa đổi giữ nguyên quy định này và bổ sung phương án cho người lao động rút 50% tổng thời gian đóng, một nửa còn lại bảo lưu trong hệ thống để đến khi về hưu sẽ được hưởng quyền lợi.
Khi bảo lưu thời gian đóng BHXH, người lao động sẽ có bốn lựa chọn:
+ Tiếp tục đi làm và đóng BHXH sẽ được cộng dồn đến khi đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu;
+ Người đủ tuổi nghỉ hưu chưa đủ năm đóng BHXH được chọn đóng một lần cho thời gian thiếu để nhận lương hưu;
+ Chọn nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng;
+ Tiếp tục rút BHXH một lần.
Ông Mến cho rằng chọn phương án nào thì trước sau cũng phải giải quyết khoản BHXH một lần. Điều kiện 12 tháng chờ không có tác dụng hạn chế rút, ngược lại có thể khiến lao động tìm đến tín dụng đen, ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội khi xảy ra tranh chấp. Nếu chọn cách bảo lưu, lao động vẫn ở trong hệ thống an sinh và khi về hưu được hưởng chế độ.
Chung nỗi lo công nhân sa vào tín dụng đen hoặc “bán non” sổ BHXH để giải quyết khó khăn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất rút ngắn thời gian chờ rút, tối đa còn ba tháng. Theo công đoàn, lao động chọn khoản một lần để giải quyết khó khăn cấp bách. Việc đặt ra điều kiện phải chờ một năm sau nghỉ việc mới được rút không phù hợp mục đích, bản chất của BHXH một lần.
Tổng liên đoàn cũng cho rằng tổ soạn thảo nên cân nhắc việc chỉ giải quyết 50% tổng thời gian đóng BHXH, bởi phần đông lao động nhận định chính sách gây bất lợi cho họ. Đặt trong bối cảnh tăng tuổi hưu dẫn đến tăng số năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu tối đa 75% thì điều kiện ràng buộc rút BHXH một lần có thể tạo nên cú sốc tiếp theo cho người lao động.
Nguồn: https://vnexpress.net/kien-nghi-bo-dieu-kien-cho-mot-nam-moi-duoc-rut-bao-hiem-xa-hoi-4591621.html
Bảo
- Edit
THỐI NÁT… Tiền của người lao động tại sao lại giam lại 50% có phải áp bức người lao động nghèo không???
Oanh Nhi
- Edit
nên bỏ điều kiện 12 tháng xuống còn 3 tháng đc lãnh bhxh 1 lần ạ, mong sở, quốc hội giúp đỡ người lao động có thể lấy bhxh 1 lần, vì cũng có một số người họ lao động tự do ko đóng bhxh nữa