Việc dự thảo sửa đổi mức hưởng BHXH một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động. Bởi vì số người nghỉ việc nhận BHXH một lần hiện nay rất lớn nếu như những sửa đổi mang tính bất lợi thì sẽ ảnh hưởng đến đa phần người lao động đang tham gia cũng như đang bảo lưu BHXH.
Cũng đã có dự thảo chỉ cho rút 8% BHXH, phần lao động tự đóng, liệu dự thảo này nếu được thông qua thì sẽ như thế nào?
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
- Nghỉ được gần 3 năm, có lấy được tiền bảo hiểm xã hội nữa hay không?
- Có đề xuất phương án giảm dần % mức hưởng khi nhận BHXH một lần
- Đề xuất giảm tuổi trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi.
- Có thể tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng?
Trong dự thảo mới đây của các cơ quan chức năng, đang dự thảo 2 phương án để cho người lao động có ý định hưởng BHXH một lần.
Phương án 1: Giữ mức hưởng như luật hiện hành, tức mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính hưởng bằng 1,5 tháng lương đóng bình quân, mỗi năm đóng sau năm 2014 được tính bằng 2 tháng lương đóng bình quân.
Phương án 2: Với người hưởng BHXH một lần vì lý do ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm tính mạng vẫn được tính mức hưởng như phương án 1.
Tuy nhiên, trường hợp nghỉ việc do không tham gia BHXH sau 12 tháng. Nếu muốn hưởng BHXH một lần sẽ chỉ được hưởng bằng 01 tháng lương cho mỗi năm đóng. Số tiền đóng BHXH còn lại được bảo lưu để hưởng khi tới tuổi nghỉ hưu. Khi tới tuổi nghỉ hưu, với số tiền BHXH đang bảo lưu, người lao động có thể đóng một lần cho số năm còn thiếu để nhận lương hưu; hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng cho tới khi đủ tuổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội (theo quy định hiện tại là 80 tuổi); hoặc nhận BHXH một lần phần còn lại.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH một lần, chỉ được nhận phần mình đóng, không gồm phần ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung nhóm người lao động nghỉ việc và dừng đóng BHXH được hưởng BHXH một lần. Ngoài các điều kiện theo quy định hiện tại. Bổ sung thêm người mắc những bệnh nguy hiểm tới tính mạng (không trong danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế ban hành) cũng được hưởng BHXH một lần.
Như vậy nếu phương án 2 được thông qua, được xem là hài hoà lợi ích trước mắt của người lao động, cũng như vẫn “giữ” được người lao động trong hệ thống BHXH, để sau này người lao động vẫn “còn của để dành” khi hết tuổi lao động.
tran thanh
- Edit
Tôi đồng ý với phương án 1