Bạn đọc “Trương Thị Hồng H”, gmail: Haikotra@gmail.com.
Bạn H có gửi đến Tuvanbhxh câu hỏi như sau: “Tôi đã đóng BHXH được 15 năm 10 tháng. Nay tôi muốn đóng thêm cho đủ 20 năm để hưởng hưu trí. Mức đóng bình quân năm là 5.200.000. Xin cho hỏi tôi phải đóng thêm bao nhiêu tiền nữa. Xin cám ơn!”.
- Mức đóng háng tháng 1.337.000, khi về hưu nhận 1.800.000 có đúng không?
- 46 tuổi tham gia BHXH 21 năm, làm việc vùng đặc biệt khó khăn có được nghỉ hưu trước tuổi.
- Có 20 năm đóng BHXH, có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 hay không?
- Có 21 năm BHXH nên dừng lại hay đóng tiếp? Mức hưởng hưu thế nào?
- Nghỉ hưu từ tháng 8/2023 có được điều chỉnh tăng? có được truy lĩnh trợ cấp thất nghiệp?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi trên TUVANBHXH, chúng tôi xin thông tin đến cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp là bạn đã đóng BHXH được 15 năm 10 tháng (chưa rõ là bạn tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện). Đồng thời, chưa biết thông tin về độ tuổi của bạn hiện nay là bao nhiêu, đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật hay chưa? Do đó, Tuvanbhxh sẽ thông tin ngắn gọn và đặt ra hai giả thuyết như sau:
ĐẦU TIÊN, KHI NÀO ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Căn cứ Khoản 1 Điều 54, Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì NLĐ cần phải đáp ứng đủ 02 điều kiện cơ bản:
Thứ nhất, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 thì tuổi nghỉ hưu được quy định như sau:
“Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035″. (Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ cụ thể xem tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP).
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ Nữ trong năm 2022 trong điều kiện lao động bình thường là: 55 tuổi 8 tháng.
Thứ hai, đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Theo Điều 4 Luật BHXH năm 2014 thì BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện điều có chế độ hưu trí.
Tại Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp NLĐ đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH”.
Hơn nữa, nguyên tắc BHXH tại Khoản 3 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
Do đó, thời gian đóng BHXH tổng thời gian bạn đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (tính đến thời điểm bạn nghỉ hưu).
A – TRƯỜNG HỢP BẠN CHƯA ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU
I – VỀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Bạn có thể tiếp đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện theo các phương thức quy định đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và thời gian như trên sẽ được nghỉ hưu.
Căn cứ Điều 73, Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014; điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng sau đây.
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
II – VỀ MỨC ĐÓNG
Căn cứ Điều 87 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Bạn có thể tham khảo bài viết này: “Vì sao lại tăng mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022?” để hiểu rõ hơn về mức đóng đối với trường hợp trên.
B – TRƯỜNG HỢP BẠN ĐÃ ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU
I – VỀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Trường hợp bạn đã đủ tuổi về hưu, bạn có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng hưu ngay.
Căn cứ Điều 73, Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014; điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì bạn đóng một lần cho những năm còn thiếu (do bạn đã tham gia hơn 15 năm, tức là thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm nên bạn có thể lựa chọn phương thức đóng 01 lần cho đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu).
II – VỀ MỨC ĐÓNG
Căn cứ Điều 87 Luật BHXH, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Theo đó, căn cứ Khoản 4 Điều 10 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH, ngày 26/6/2020 có quy định về mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này: “Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu vào tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu” được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
– Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
– r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
– t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Ví dụ: Ông B ở ví dụ 2, tháng 9/2018 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 10 năm còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2017 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng ông B lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 9/2018. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm (120 tháng) còn thiếu của ông B sẽ là:
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì số tiền bạn cần phải đóng tùy theo độ tuổi bạn hiện nay (có đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của phap luật không) và cách lựa chọn phương thức đóng của bạn ra sao. Về mức đóng của từng trường hợp thì đã được thông tin nêu trên, bạn có thể tham khảo thêm (do thông tin cung cấp chưa đủ nên Tuvanbhxh chưa xác định cụ thể số tiền được) hoặc bạn có thể truy cập vào Webside này: http://bhxhtunguyen.com/category/tinh-bhxh-tu-nguyen/ để tính được chi tiết hơn.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong sẽ hữu ích đối với bạn!
Add Comment