Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014.
Khi đó, để được hưởng lương hưu thì người tham gia BHXH tự nguyện cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Và mức hưởng lương hưu hằng tháng ra sao?
- Mức chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, Mức chi hoa hồng cho đại lý thu BHYT
- Vì sao lại tăng mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022?
- Đối tượng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Có thể thay đổi phương thức đóng?
- Người tham gia BHXH tự nguyện có được nhận hỗ trợ theo NQ 116 không?
- Download kết luận 83-KL/TW về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội
A – ĐIỀU HƯỞNG LƯƠNG HƯU
Căn cứ Điều 73 Luật BHXH năm 2014 thì NLĐ hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 thì tuổi nghỉ hưu được quy định như sau: “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 (Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ cụ thể xem tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP).
- Thứ hai, đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Lưu ý: NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định trên nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Có thể đóng 1 lần để hưởng hưu nhưng không quá 10 năm.
B – MỨC HƯỞNG LƯƠNG HƯU HẰNG THÁNG
Căn cứ Điều 74 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 3 Mục 1 Chương II Nghị định 134/2015/NĐ-CP, Điều 3 Mục 1 Chương II Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. |
I – Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng
Căn cứ Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014, Khoản 2 Điều 3 Mục 1 Chương II Nghị định 134/2015/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 3 Mục 1 Chương II Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì:
a) Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Lưu ý: Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng tính là một năm.
Ví dụ: Ông A hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, thời gian đóng BHXH là 29 năm 7 tháng. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B được tính như sau:
+ Thời gian đóng BHXH của ông B là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của ông B là 30 năm.
+ 17 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B là: 45% + 26% = 71%
Chú ý: Việc điều chỉnh lương hưu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Theo đó, LĐ-TB&XH vừa có tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng. Đề xuất điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng với mức tăng 11%, dự kiến từ ngày 01/01/2022.
II – Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Căn cứ Điều 79 Luật BHXH năm 2014, Điều 4 Mục 1 Chương II Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì:
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:
a) Thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng;
b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 thì mức điều chỉnh tháng thu nhập đóng BHXH được áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 như sau:
Thu nhập tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm | x | Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Mức điều chỉnh | 1,97 | 1,84 | 1,69 | 1,42 | 1,30 | 1,22 | 1,18 |
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Mức điều chỉnh | 1,17 | 1,14 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Có thể hiểu đơn giản rằng: mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm là hệ số trượt giá BHXH, nhằm tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Hơn nữa, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.
Hòa
- Edit
Chính sách mới nhất về Bhxh đối với người vừa đóng Bhxh bb vừa tự nguyện và là lao động độc hại
To Trần
- Edit
Bạn có thể nêu rõ hơn để chúng tôi tư vẫn giúp bạn nhé