Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ ngày 01/09/2021 (có ví dụ)

Với việc tăng tuổi nghỉ Hưu theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ. Thì điều kiện về Hưu khi suy giảm khả năng lao động, cũng có sự thay đổi. Trong Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (gọi tắt là Thông tư 06) đã sửa đổi Điều 16 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBH (gọi tắt là Thông tư 59) về vấn đề này.

Những quy định mới về nghỉ hưu trước tuổi

Cụ thể, Điều 16 của Thông tư số 59 đã quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

Năm nghỉ hưởng lương hưuĐiều kin về tui đời đi với namĐiều kin về tui đời đi với nữ
2016Đủ 51 tuổiĐủ 46 tuổi
2017Đủ 52 tuổiĐủ 47 tuổi
2018Đủ 53 tuổiĐủ 48 tuổi
2019Đủ 54 tuổiĐủ 49 tuổi
Từ 2020 trở điĐủ 55 tuổiĐủ 50 tuổi
Bảng độ tuổi được về hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Thông tư số 59.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Theo Thông tư 06 đã sửa đổi Điều trên thành như sau:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019. (Hiện tại năm 2021, đối với nam là 55 tuổi 03 tháng và đối với nữ 50 tuổi 04 tháng, trong điều kiện bình thường).

Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, trong đó căn cứ vào thời điểm nghỉ hưu trước tuổi của người lao động để xác định mốc tuổi theo tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP. (đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ).

Bên cạnh đó Thông tư 06 cũng sửa đổi khoản 1 Điều 17 về mức lương hưu hằng tháng, đối với người hưởng hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

– Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.

– Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Để hiểu rõ hơn thì các bạn có thể xem Ví dụ sau:

Ví dụ 1: Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

  • 15 năm đầu được tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
  • Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;

Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4 x 2%+ 1% = 9%);
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% – 9% = 62%.

Ví dụ 2: Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

  • 19 năm đầu được tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;
  • Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.”

Ví dụ 3: Bà A tròn 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/4/2021. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

  • 15 năm đầu được tính bằng 45%;
  • Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%;
  • 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%
  • Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 22% + 1% = 68%.
  • Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55, theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
    Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 68% – 4% = 64%.

Add Comment

Hiện có 6 ý kiến cho bài viết

  1. Thông tư 06/2021/TTBLDTbxh còn bất cập cho người bị suy giảm khả năng lao động nhiều, trừ 2,% cho thiếu 1tuổi thì lấy gì sinh sống

    1. Chào bạn. Không biết 51 tuổi là nam hay nữ. Giả sử là Nam. Nếu 26 năm đóng BHXH Và nghỉ trước tuổi thì vẫn bị trừ tỉ lệ 8% (do nghỉ trước 04 năm 03 tháng): ngoài ra năm 2021 đối với nam để hưởng mức hưu tối đa 75% thì phải đóng 34 năm BHXH. Bạn chỉ đóng 26 năm vậy còn thiếu 08 năm, mỗi năm bị trừ 2% = 16%. Tổng cộng bạn sẽ bị trừ 24% (75-24 = 51%).