Hiện nay, không ít lao động nữ chọn giải pháp đặt vòng để tránh thai hạn chế việc sinh đẻ, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên việc đặt vòng khá phổ biến. Do đó lao động nữ cần quan tâm về quyền lợi được hưởng như thế nào trong trường hợp đặt vòng tránh thai trong chế độ thai sản. Đặt vòng tránh thai có được nghỉ việc? đặt vòng tránh thai có được hưởng tiền?…
Về thời gian được nghỉ việc khi đặt vòng tránh thai:
Theo quy định tại Điều 37 Luật BHXH 2014 như sau:
+ Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- Có thai 02 tháng, tham gia BHXH 5 năm sau đó chuyển Công ty có được hưởng chế độ thai sản?
- Tham gia BHXH 6 tháng, đã nghỉ việc, đang mang thai 8 tháng có được hưởng thai sản?
- Vợ không đóng BHXH, Chồng tham gia 02 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản?
- Thắc mắc: Nộp hồ sơ thai sản 09 ngày nhưng chưa có tiền?
- Mang thai hơn 07 tháng, có được tan ca, về sớm hơn 01 giờ không?
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 điều này thì sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Với trường hợp đặt vòng tránh thai thì bạn sẽ được nghỉ việc tối đa 7 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hằng tuần) không kể bạn đã từng đặt vòng hay chưa.
Thứ hai về mức hưởng khi đặt vòng tránh thai:
+ Khi thực hiện các biện pháp tránh thai và đủ điều kiện hưởng theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 39 của luật này:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật BHXH 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
+ Mức hưởng = 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc các tháng đã đóng BHXH / 30 ngày x số ngày nghỉ hưởng chế độ.
Ví dụ: Chị A tham gia BHXH tại Công ty A, với mức lương đóng BHXH là 4.200.000 đồng. Chị thực hiện biện pháp tránh thai là đặt vòng. Theo quy định nêu trên, chị A sẽ được nghỉ tối đa là 07 ngày làm việc.
Những ngày nghỉ này chị A sẽ được BHXH chi trả như sau: = (4.200.000 / 30 ) x 7 = 980.000 đồng.
Vì vậy lao động nữ sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản dành cho trường hợp đặt vòng tránh thai, hỗ trợ về mức hưởng cũng như thời gian nghỉ giúp lao động nữ có đủ sức khỏe để làm việc được hiệu quả hơn.
Add Comment