Bạn đọc “Ngô thị hồng phượng” hỏi: Em ở Tây Ninh cho em hỏi năm 2010 em có làm Công ty ở Bình Dương có 01 sổ BHXH mà bây giờ em không muốn lấy nữa. Vậy em có thể lên BHXH tỉnh Tây Ninh hủy bỏ sổ được không?
Tuvanbhxh trả lời
Chào bạn. Trường hợp của bạn trình bày, hiện tại trong các văn bản, Luật về BHXH chưa có quy định về việc cho phép người lao động hủy quá trình tham gia BHXH của mình. Bên cạnh đó bạn cũng chưa nêu rõ là bạn có giữ số BHXH năm 2010 hay không? Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp cho bạn như sau.
- Đóng BHXH 20 năm 02 tháng thì có được rút BHXH một lần không?
- Hồ sơ để điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH và thẻ BHYT?
- Làm Công ty được 5 tháng không làm nữa có rút được tiền BHXH
- Đóng BHXH 38 năm thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính thế nào?
- Vì sao lại tăng mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022?
Nếu bạn có quá trình tham gia BHXH trước đó thì có 02 trường hợp xảy ra, bạn có thể xử lý như sau:
1 – Nếu quá trình tham gia trước đó và quá trình tham gia hiện tại có cùng một số sổ.
- Nếu quá trình tham gia năm 2010 đã được chốt, bạn có sổ BHXH được cấp thì bạn chỉ việc yêu cầu BHXH nơi đang tham gia nhận quá trình BHXH đó cộng dồn vào quá trình hiện tại.
- Nếu quá trình đó chưa được chốt, bạn đang giữ sổ,thì bạn liên hệ với BHXH nơi tham gia năm 2010 để chốt quá trình, và tiến hành liên hệ với BHXH đang tham gia hiện tại cộng dồn quá trình tham gia.
2 – Nếu quá trình tham gia năm 2010 và quá trình tham gia hiện tại là 2 số sổ khác nhau (có 2 sổ khác biệt)
- Trường hợp bạn có sổ BHXH và quá trình đã chốt sổ BHXH: Bạn đề nghị BHXH nơi đang tham gia gộp 02 sổ nêu trên thành một sổ duy nhất. (thời gian giải quyết là 10 ngày).
- Trường hợp bạn không có sổ BHXH (quá trình chưa chốt hoặc đã chốt): Bạn có thể đề nghị cơ quan BHXH hiện tại cấp lại sổ BHXH do bị mất và gộp quá trình vào quá trình tham gia hiện tại. Với trường hợp này quá trình giải quyết sẽ dài hơn so với quy trình gộp sổ bình thường.(Theo Điều 29 của Quyết định 595/QĐ-BHXH “Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”
Về hồ sơ thực hiện gộp sổ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
Add Comment