Nhiều người lao động còn mất phương hướng sau khi nghỉ việc, không biết rằng mình còn tham gia bảo hiểm xã hội được nữa hay không? Vì thế họ cần thực hiện điều gì khi nghỉ việc, để có thể được tiếp tục bảo đảm quyền lợi dành cho mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Khi người lao động nghỉ việc thì có thể lựa chọn phương án phù hợp, có lợi nhất để hưởng bảo hiểm xã hội cho sau này, những điều sau sẽ giúp người lao động được bảo đảm quyền lợi dành cho mình:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
- Ngừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được rút BHXH một lần hay không?
- Tham gia BHXH tự nguyện rồi đi làm công ty đóng BHXH bắt buộc có được không?
- Giải pháp để mở rộng cơ chế khuyến khích người dân tham gia BHXH
- 10 khoản trợ cấp BHXH sẽ tăng khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu
1 – Bảo lưu thời gian đóng BHXH:
Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Đồng thời, về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH 2014 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Khi mà người lao động nghỉ việc mà chưa tìm được công việc phù hợp và tốt hơn thì có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng BHXH, bởi khi tham gia BHXH bắt buộc người lao động được hưởng nhiều chế độ như: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Việc bảo lưu này rất có lợi cho người lao động khi tìm được việc làm mới.
Cho đến lúc tìm được việc làm mới thì người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc và được cộng dồn thời gian đóng BHXH trước đó.
2 – Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Khi người lao động quyết định nghỉ làm hẳn và lựa chọn kinh doanh tự do và không ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ đơn vị hay doanh nghiệp nào, thì người lao động nên lựa chọn hình thức tham gia BHXH tự nguyện. Lựa chọn này được xem như sự “An tâm tuổi xế chiều” cho người lao động tự do hay người lao động về hưu nhưng chưa đóng đủ số năm BHXH bắt buộc có thể tham gia để được hưởng chế độ lương hưu và tử tuất.
Bên cạnh đó, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mà còn có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú) theo quy định tại điểm 1.1 khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH để được lương hưu và chế độ tử tuất.
Ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích người dân tham gia, thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm.
Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người đóng lựa chọn theo khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014, mức thu nhập do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng (theo điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg)
- Mức lương cơ sở tính đến thời điểm hiện nay: 1,49 triệu đồng tháng theo Nghị định 38/2019/ NĐ-CP). Nếu vậy thì 20 lần mức lương cơ sở là 29,8 triệu đồng/tháng.
Phương thức đóng: Người lao động có thể lựa chọn 1 trong những phương thức đóng như sau tuỳ theo khả năng thu nhập của mình:
- Hằng tháng
- 03 tháng một lần;
- 06 tháng một lần;
- 12 tháng một lần;
- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Lưu ý: Khi đóng BHXH tự nguyện thì chỉ có 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất!
Tóm lại, khi người lao động nghỉ việc có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau để tham gia BHXH cho sau này. Dù tiếp tục lao động hay tự do kinh doanh vẫn có được nhiều quyền lợi tốt nhất cho người lao động.
Add Comment