Do tình hình dịch bệnh nhiều người lao động gặp khó khăn về tài chính, thậm chí là thất nghiệp và họ phải rút bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết khó khăn, trang trải cuộc sống. Vậy sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần, thì sau này người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội được nữa hay không?
Người lao động cần biết về thông tin những đối tượng sẽ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về trường hợp đối tượng được áp dụng khi NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- So sánh số tiền giữa rút BHXH 1 lần với nhận lương hưu hàng tháng
- Nếu rút 50% BHXH một lần, thì 50% còn lại sẽ ra sao?
- Hướng dẫn đăng ký giải quyết hưởng BHXH một lần trực tuyến
- Đóng trên 20 năm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu có được nhận BHXH một lần?
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hay theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc. Mặc dù trước đây người lao động đã làm thủ tục hưởng BHXH một lần và cơ quan BHXH đã thu lại sổ bảo hiểm, tuy nhiên nếu người lao động tiếp tục tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp tục đóng BHXH.
- Người lao động sau khi nhận BHXH một lần lại tiếp tục làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp này NLĐ cần khai báo với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia BHXH cho mình . Về việc cấp sổ mới hay lấy mã số sổ BHXH cũ phụ thuộc vào việc mã số sổ BHXH cũ đã bị hủy hay chưa? Do vậy, NLĐ cần yêu cầu họ cung cấp thông tin và tra cứu trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm. Nếu vẫn conf thông tin số sổ BHXH cũ thì phải đóng trên mã số sổ cũ đó. Hoặc số sổ BHXH đã bị xóa, thì NLĐ sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội mới.
Tóm lại, khi NLĐ làm việc theo những dạng hợp đồng trên thì thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Dù trước đây NLĐ đã nhận BHXH 1 lần vì bất kì lí do nào và bị cơ quan BHXH thu lại sổ. Sau đó NLĐ làm việc và giao kết hợp đồng lao động thì vẫn phải tham gia BHXH. Nên NLĐ hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia BHXH nếu trong thời gian tới khi làm việc và giao kết hợp đồng.
Lưu văn mỹ
- Edit
Người hưởng lương hưu thấp. Do số năm công tác đóng bhxh chưa đủ 30 năm. Liệu có thể đóng 1 cục cho đủ 30 năm để hưởng lương hưu cao hơn có đc ko
To Trần
- Edit
Theo quy định hiện tại thì khi đủ điều kiện Hưu thì không thể đóng 1 lần nữa bạn nhé