Bạn đọc hỏi: Bố tôi là người đang hưởng hưu hàng tháng. Vậy mức hưởng BHYT của bố tôi như thế nào?
Tư vấn BHXH trả lời:
Người đang hưởng hưu trí sẽ đươc cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT mà không cần phải đóng tiền mua, việc này được quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
- Mức đóng BHYT học sinh cấp 1 là bao nhiêu?
- Làm Công ty được 5 tháng không làm nữa có rút được tiền BHXH
- Có 21 năm BHXH nên dừng lại hay đóng tiếp? Mức hưởng hưu thế nào?
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
- Nghỉ được gần 3 năm, có lấy được tiền bảo hiểm xã hội nữa hay không?
Thẻ BHYT của người đang hưởng hưu được cấp xuyên suốt trong thời gian người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng đến khi qua đời .
Về mức hưởng BHYT hưu trí, được quy định tại điểm e, khoản 1, điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể, BHYT hưu trí hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Mức hưởng này cao hơn mức hưởng của cán bộ , công chức, viên chức, hộ gia đình…. và bằng với mức hưởng của hộ cận nghèo.
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Add Comment