Lương cơ sở hiện nay đang được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức lương cơ sở để tính lương, phụ cấp, sinh hoạt phí…là 1.490.000 đồng. Ngày 11/11/2022 vừa qua, Quốc hội đã tổ chức phiên họp thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung liên quan đến dự toán ngân sách nhà nước trong năm 2023 với gần 91% tổng số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành việc lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng.
Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua việc áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023. Việc tăng lương cơ sở lương công nhân có được tăng lương theo không?
- Nghỉ lễ 2/9/2024 mấy ngày? Nghỉ từ ngày nào đến ngày nào?
- Bảng lương của Giáo viên khi được tăng lương cơ sở 2,34 triệu
- Người thụ hưởng đang “sốt ruột” chờ văn bản điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH
- Không truy cập vào các link cập nhật thông tin VssID giả mạo tránh mất tiền!
- NLĐ đi làm bù ngày nào? sau lễ hay trước lễ khi được hoán đổi ngày làm?
Đối với công nhân đang làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp được hưởng lương theo lương tối thiểu vùng, được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Tùy theo công nhân làm việc tại vùng nào thì mức lương sẽ được áp dụng theo vùng đó (không thấp hơn quy định).
Do đó việc tăng lương cơ sở công nhân sẽ không được tăng theo. Ngoài ra Nghị định số 38/2019/NĐ-CP cũng quy định lương cơ sở được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010. 4
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố
Tóm lại. Công nhân làm việc tại các Công ty, doanh nghiệp muốn tăng lương phải đợi tăng lương tối thiểu vùng!