Bạn đọc hỏi: Tôi nghỉ việc từ ngày 29/8/2022 sau khi hoàn thành các thủ tục nghỉ việc đúng theo nội quy mà công ty quy định. Công ty hẹn tôi 15 ngày sau được trả quyết định nghỉ việc nhưng không nhận được tờ rời bảo hiểm xã hội để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm theo quy định. Tôi đã liên hệ bộ phận nhân sự đã giải quyết hồ sơ nghỉ việc cho tôi thì được yêu cầu là gửi mail cho Trưởng phòng nhân sự để hỏi thông tin. Ngay sau đó tôi có viết mail gởi Trưởng phòng nhân sự nhưng được trả lời không rõ ràng vấn đề cung cấp tờ rời bảo hiểm cho tôi, tôi cảm thấy quyền lợi bị ảnh hưởng. Cho tôi hỏi mình phải làm gì để yêu cầu công ty cấp tờ rời bảo hiểm theo quy định ạ? Trong trường hợp công ty không giải quyết tờ rời thì thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ BHXH được không?
Tuvanbhxh thông tin đến bạn như sau:
Căn cứ vào quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động tại Khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
- Dừng tra cứu tin nhắn đến đầu số 8079. Các cách tra cứu thông tin BHXH, BHYT miễn phí
- 03 trường hợp người lao động được hỗ trợ tiền theo QĐ 6696/QĐ-TLĐ.
- Đổi CMND sang CCCD thì có cần đổi lại, cấp lại thẻ BHYT, sổ BHXH không?
- Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ
- 03 Chính sách BHXH thay đổi trong năm 2022
Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BH thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.”
Do đó, trường hợp của bạn nghỉ việc, nhưng chưa được chốt, trả sổ BHXH thì bạn liên hệ với đơn vị yêu cầu hoàn thiện các thủ tục chốt sổ BHXH cho bạn. Nếu đơn vị không chốt sổ BHXH trả cho bạn thì bạn có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nơi đơn vị đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của đơn vị sử dụng lao động.
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm theo Điều 23 VBHN 2089 BHXH (Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017) của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
Thành phần hồ sơ
1. Đối với người lao động
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
2. Đối với đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Như vậy, hồ sơ chốt sổ BHXH không còn yêu cầu tờ rời và sổ BHXH như các quy định trước đó, nếu thiếu tờ rời vẫn có thể chốt sổ. Tuy nhiên để được giải quyết các quyền lợi về BHXH, BHTN thì bạn phải có để đủ tờ rời. Trường hợp bị thiếu bạn có thể đề nghị BHXH cấp lại.
Về thủ tục cấp lại sổ, tờ rời do bị mất hồ sơ gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).