Bạn đọc hỏi: Bố tôi năm nay 58 tuổi, đã đóng BHXH bắt buộc được 14 năm 7 tháng và mới mất do ung thư vào ngày 15/10/2022. Cho tôi hỏi mẹ tôi có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong trường hợp này không? Mẹ tôi năm nay 57 tuổi.
TUVANBHXH xin chia sẽ với ban như sau:
- Mức đóng háng tháng 1.337.000, khi về hưu nhận 1.800.000 có đúng không?
- Nghỉ thai sản tháng 4/2024, tháng 06/2024 tăng lương, có được truy lĩnh tiền thai sản?
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, khi hưởng hưu có bị cắt trợ cấp TNLĐ?
- Làm Công ty được 5 tháng không làm nữa có rút được tiền BHXH
- 46 tuổi tham gia BHXH 21 năm, làm việc vùng đặc biệt khó khăn có được nghỉ hưu trước tuổi.
Trước hết, cần phải xem xét trong trường hợp của bố bạn mất, thân nhân có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, NLĐ bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật BHXH được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
1 – Thứ nhất, đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;
Trường hợp NLĐ còn thiếu tối đa không quá 6 tháng để đủ 15 năm đóng BHXH, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi chết.
2 – Thứ hai, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3 – Thứ ba, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
4 – Thứ tư, đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
Về những thân nhân có thể nhận được trợ cấp tuất hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014, thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Như vậy, trong trường hợp trên, bố bạn đã đóng BHXH bắt buộc được 14 năm 7 tháng, thiếu 5 tháng để đủ 15 năm thì mẹ bạn có thể đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của bố bạn trước khi chết.
Đồng thời, mẹ bạn 57 tuổi thỏa mãn điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật BHXH. Mức trợ cấp tuất hằng tháng mẹ bạn được hưởng bằng 50% mức lương cơ sở; mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Do đó, mẹ bạn sẽ được hưởng số tiền trợ cấp tuất hằng tháng là 745.000 đồng/tháng.