Khi người tham gia BHXH không may qua đời thì phần đóng BHXH (hay gọi là tiền Tuất) sẽ được thân nhân thừa kế. Tuy nhiên để làm thủ tục nhận được tiền Tuất thì một mẫu biểu quan trọng không thể thiếu đó là mẫu 09-HSB.
Mẫu này dùng để kê khai những thân nhân của người tham gia BHXH không may chết. Thông tin người nhanaj trợ cấp mai táng phí, thông tin người nhận tiền tuất BHXH, loại chế độ tuất mong muốn nhận…
- Tải mẫu 3-CBH, đề nghị hưởng được lĩnh lương hưu khi người hưởng chết
- Download mẫu 05b-KT theo CV 2236/BHXH-TST về tình hình đóng BHXH, BHYT bắt buộc
- Thông báo số 2889/TB-HĐTD, danh mục tài liệu ôn tập phỏng vấn, tuyên dụng viên chức vào làm tại BHXH TP HCM
- Mẫu 3-CBH theo QĐ 523/QĐ-BHXH, GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬN CHẾ ĐỘ BHXH KHI NGƯỜI HƯỞNG TỪ TRẦN
- Tải mẫu TK1-TS mới nhất 2023, dùng kê khai thông tin người tham gia BHXH
Để ghi đầy đủ và chính xác xin mời các bạn hãy tham khảo qua hướng dẫn điền mẫu này như sau:
Hướng dẫn cách điền mẫu 09-HSB
[embeddoc url=”https://thichlaviet.com/wp-content/uploads/2021/02/mau-09-HSB.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]Mẫu 09-HSB đã có ký hiệu sẳn các mục 1,2,3,4.. các bạn đọc giả hãy dựa theo các ký hiệu này để điền cho chính xác.
– Mục (1): Người khai theo thứ tự vợ hoặc chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng. Trường hợp không còn các thân nhân nêu trên thì xác định người khai theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tại cột “Mối quan hệ với người chết” trong Danh sách tại Mục III của Tờ khai, ghi: “người thừa kế” và người khai trong trường hợp này là người đại diện cho các thân nhân cùng hàng thừa kế nhận trợ cấp.
Trường hợp người chết chỉ có thân nhân chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người khai là người đại diện hợp pháp của thân nhân theo quy định của pháp luật dân sự và tại cột “Mối quan hệ của người đứng tên nhận trợ cấp với người hưởng trợ cấp” ghi rõ “Người đại diện hợp pháp”.
– Mục (2): Ghi cụ thể mối quan hệ với người chết như: Con đẻ, con nuôi, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng, cha nuôi, mẹ nuôi; nếu là thành viên khác trong gia đình thì cũng ghi cụ thể như: ông, bà, con dâu, con rể, chị dâu, anh rể…
– Mục (3): Nếu đã có mã số BHXH thì phải ghi mã số BHXH; trường hợp chưa mã số BHXHthì ghi số CMND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước, nếu không có thì không bắt buộc phải ghi;
– Mục (4): Ghi rõ mức thu nhập hàng tháng thực tế hiện có từ nguồn thu nhập như tiền lương, tiền công hoặc lương hưu hoặc loại trợ cấp cụ thể (nếu là trợ cấp người có công thì cũng ghi rõ là trợ cấp người có công) hoặc các nguồn thu nhập cụ thể khác để làm căn cứ xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hay một lần.
– Mục (5): Thân nhân đối chiếu điều kiện để xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hay một lần. Trường hợp chế độ được hưởng là trợ cấp tuất một lần thì để trống và mặc nhiên được hiểu là trợ cấp tuất một lần; trường hợp thân nhân đủ điều kiệnhưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì ghi “Tuất tháng”; nếu hưởng trợ cấp tuất tháng do bị khuyết tật mức độ đặc biệt nặng hoặc suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên thì ghi: “Tuất tháng KT” hoặc “Tuất tháng 81%”; trường hợp thân nhân hoặc các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng thống nhất 100% lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì ghi “Tuất tháng chọn tuất một lần”. Nếu tất cả các thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất tháng không thống nhất lựa chọn hưởng tuất một lần thì loại trợ cấp được hưởng là trợ cấp tuất tháng.
Nếu số thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhiều hơn 4 người thì các thân nhân thống nhất lựa chọn và đánh số trong ngoặc đơn theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Ví dụ: Tuất tháng (1).
– Mục (6): Chứng thực chữ ký hoặcđiểm chỉ của người khai: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.
– Mục (7): Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần cử người khai làm đại diện nhận tiền trợ cấp một lần hoặc người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất tháng mà lựa chọn tuất một lần thì ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; nếu thân nhân dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ ký xác nhận; đồng thời ghi cụm từ “Người giám hộ” lên trước dòng họ tên.
– Mục (8): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên người nhận trợ cấp mai táng; trường hợp người nhận trợ không thuộc số thân nhân có tên trong Tờ khai thì ghi bổ sung: Mã số BHXH (nếu đã được cấp) hoặc số CMND hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ chi tiết nơi cư trú; trường hợp nhận qua tài khoản thẻ thì ghi bổ sung: Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh mở tài khoản). Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đồng thời là người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần thì ghi rõ vào cuối phần này: “Tôi đồng thời nhận các khoản trợ cấp tuất một lần”.
– Mục (9): Trường hợp thân nhân nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn quy định thì giải trình lý do nộp chậm vào phần này.
Lưu ý: Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của nơi chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ.
Add Comment