Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, với những biến chủng mới nên tốc độ lây lan nhanh chóng. Theo Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19 thì hiện nay số lượng ca nhiễn lên đến hàng chục nghìn ca mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn là NLĐ có tham gia BHXH.
Nếu NLĐ mắc COVID-19 sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHXH nếu đảm bảo các điều kiện, hồ sơ theo đúng quy định. Theo đó, NLĐ được thụ hưởng chế độ ốm đau và chế độ dưỡng, sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.
- Con bị mắc COVID-19, cha mẹ được hưởng chế độ ốm đau thế nào?
- 03 trường hợp người lao động được hỗ trợ tiền theo QĐ 6696/QĐ-TLĐ.
- Hồ sơ, thủ tục Gộp sổ BHXH khi bị mất sổ BHXH trước đó thế nào?
- Hồ sơ thủ tục gộp sổ BHXH và thời gian giải quyết hồ sơ gộp sổ
- Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT của NLĐ và đơn vị trong năm 2022
A – VỀ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Thứ nhất, căn cứ Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đa, theo đó, có 02 điều kiện như sau:
+ Một là, bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
+ Hai là, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thứ hai, căn cứ Công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19/11/2021 V/v cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ; căn cứ Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14/01/2022 V/v hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ điều trị Covid-19. Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ bị ốm đau thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.
Tuy nhiên vừa qua Bộ y tế đã đề xuất bổ sung 07 loại giấy tờ có thể giúp người lao động hưởng chế độ ốm đau khi mắc Covid-19. https://tuvanbhxh.net/de-xuat-07-loai-giay-to-giup-f0-dieu-tri-tai-nha-huong-bao-hiem-xa-hoi/
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật BHXH năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Đối với NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị nội trú thì hồ sơ gồm bản chính hoặc bản sao giấy ra viện. (1)
+ Đối với trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị ngoại trú thì hồ sơ phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. (2)
+ Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ tại (1), (2) được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:
“1. Đối với trường hợp NLĐ hoặc con dưới 07 tuổi của NLĐ đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
2. Đối với trường hợp NLĐ hoặc con dưới 07 tuổi của NLĐ đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định”.
Thứ ba, căn cứ Điều 112 Luật BHXH năm 2014 thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, NLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 100 Luật này cho người sử dụng lao động.
B – VỀ CHẾ ĐỘ DƯỠNG, SỨC PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI ỐM ĐAU
Căn cứ Điều 29 Luật BHXH năm 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau thì NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng).
Lưu ý:
- NLĐ có thể nhận tiền qua một trong các hình thức thông qua tài khoản cá nhân hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động.
- Trường hợp NLĐ bị nhiễm COVID-19 gặp khó khăn trong việc cấp các hồ sơ giấy tờ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ BHXH thì liên hệ với cơ quan Y tế tại địa phương để được hướng dẫn.
Add Comment