Bạn đọc “Lê Thành Vinh”, Gmail: lethanhvinh1180@gmail.com có gửi câu hỏi đến Tuvanbhxh như sau:
“Tôi đã tham gia BHXH được 06 năm 4 tháng và có đóng BHXH tự nguyện thêm được 02 năm, nhưng thời gian nghỉ ở công ty tôi chưa làm thủ tục lãnh BHTN. Vậy tôi có được lãnh BHTN không?”
- Sau ngày 30/11/2021, NLĐ đang tham gia BHTN làm gì để được hỗ trợ theo NQ 116?
- NĐ đã nhận hỗ trợ theo nghị quyết 68/NQ-CP thì có được nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116/QN-CP không?
- Làm Công ty được 5 tháng không làm nữa có rút được tiền BHXH
- Đóng BHXH 38 năm thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính thế nào?
- Vì sao lại tăng mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất năm 2022?
TUVANBHXH THÔNG TIN ĐẾN BẠN NHƯ SAU:
I – CÓ ĐƯỢC LÃNH BHTN KHÔNG?
Trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là khoản tiền mà người lao động (NLĐ) được nhận từ quỹ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, bạn muốn hưởng TCTN thì phải đủ điều kiện theo quy định của Luật Việc làm năm 2013. Cụ thể, bạn có thể xem bài viết: “04 điều kiện để được hưởng TCTN khi nghỉ việc” này, để xem mình có đủ các điều kiện trên không.
Đồng thời, bạn phải chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng TCTN theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, bạn có thể xem bài viết: “Những hồ sơ cần thiết để đề nghị hưởng TCTN” này để hoàn thành bộ hồ sơ cho mình
Như vậy, nếu bạn không đủ điều kiện hoặc bạn không làm và nộp hồ trơ đề nghị hưởng TCTN theo như quy định của pháp luật thì bạn sẽ không được hưởng TCTN.
II – MỞ RỘNG
Với những thông tin bạn cung cấp thì Tuvanbhxh sẽ đặt ra 02 giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: Bạn đã tham gia BHXH bắt buộc 06 năm 4 tháng, sau đó tham gia BHXH tự nguyện được 02 năm.
Giả thuyết 2: Bạn vừa nghỉ tham gia BHXH bắt buộc 06 năm 4 tháng và vừa đóng BHXH tự nguyện 02 năm.
Tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia BHTN như sau:
“1. NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”
Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Như trên, ta có thể thấy những đối tượng tham gia BHTN là NLĐ làm việc có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động. Và đây cũng chính là những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Vì thế, họ không được nhận TCTN khi đóng BHXH tự nguyện.
Căn cứ Khoản 1 Điều 46, Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Căn cứ Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hưởng TCTN theo quyết định hưởng TCTN nhưng NLĐ không đến nhận tiền TCTN và không thông báo bằng văn bản với tổ chức BHXH nơi đang hưởng TCTN thì NLĐ đó được xác định là không có nhu cầu hưởng TCTN. Thời gian đóng BHTN tương ứng với số tiền TCTN mà NLĐ không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng TCTN cho lần hưởng TCTN tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng TCTN theo quy định”.
Như vây:
Đối với giả thuyết thứ nhất, bạn sẽ không đủ điều kiện để được hưởng TCTN vì đã quá thời hạn là 03 tháng bạn không nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (02 năm đóng BHXH tự nguyện không được hưởng TCTN). Tuy nhiên, thời gian đóng BHXH bắt buộc sẽ được bảo lưu cho lần hưởng TCTN tiếp theo (nếu đủ các điều kiện pháp luật quy định).
Đối với giả thuyết thứ hai, nếu bạn đủ các điều kiện hưởng TCTN theo quy định trên thì bạn vẫn sẽ được hưởng TCTN trong thời gian tham gia BHXH tự nguyện (bạn cần phải thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ theo đúng những quy định pháp luật để được xét hưởng TCTN nhanh chóng).
Add Comment