Sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, thì hàng triệu người lao động phải điêu đứng vì thất nghiệp, mất thu nhập. Chình vì thế ngày 01/07/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP, để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Kinh phí ước tính của gói hỗ trợ khoảng 26.000 tỉ đồng, các nội dung hỗ trợ của Nghị quyết là giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; chính sách hỗ trợ người lao động tạm dừng HĐLĐ, nghỉ không lương; lao động nghỉ việc không hưởng trợ cấp BHTN, hỗ trợ người lao động tự do…..
Tiếp theo ngày 24/9/2021 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP để tiếp tục hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Kinh phí ước tính của gói hỗ trợ là 38.000 tỉ đồng từ quỹ BHTN do người lao động đóng góp. Nội dung hỗ trợ là giảm mức đóng vào quỹ BHTN, hỗ trợ bằng tiền cho người lao động có tham gia BHTN.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện để được hưởng hỗ trợ khi đang điều trị covid-19
- Mức hưởng BHYT hưu trí là bao nhiêu? Có mất phí để mua?
- Mức đóng BHYT học sinh cấp 1 là bao nhiêu?
- Mức chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, Mức chi hoa hồng cho đại lý thu BHYT
- Tra cứu mã số BHXH, giá trị sử dụng BHYT trực tuyến 2023
Tính đế ngày 16/11/2021, theo số liệu thống kê từ BHXH Việt Nam, các tính, thành phố đã chi trên 28.000 tỉ đồng từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP sau hơn 01 tháng triển khai. Đối với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP sau 03 tháng triển khai cũng đã chi trả trên 15.000 tỉ đồng (tính đến tháng 10/2021).
Từ số liệu trên có thể thấy tiến độ thực hiện của 02 Nghị quyết hỗ trợ trên có sự khác biệt. Thực tế vẫn còn nhiều người lao động đã nhận được hỗ trợ từ Nghị quyết 116 rồi nhưng vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ Nghị quyết 68. Vì 02 chính sách này từ 02 nguồn khác nhau nên không có việc ràng buộc đã nhận chính sách hỗ trợ này thì không nhận được hỗ trợ từ chính sách kia, chính vì thế nhiều người lao động đủ điều kiện nhận được cả 02 gói hỗ trợ. Vậy nguyên nhân vì đâu có sự khác biệt? Vì sao gói hỗ trợ theo Nghị quyết 116 giải quyết nhanh hơn Nghị quyết 68?
Thứ nhất: Việc xác định đối tượng nhận hỗ trợ của Nghị quyết 116/NQ-CP, rõ ràng và dễ dàng xác định hơn so với Nghị quyết 68/NQ-CP.
Với Nghị quyết 116, xác định rõ giảm mức đóng vào quỹ BHTN cho đơn vị sử dụng lao động, người đang tham gia BHTN và người đang bảo lưu thời gian tham gia BHTN. Đối với Nghị quyết 68 có đến 12 chính sách hỗ trợ khác nhau, từ giảm mức đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, hỗ trợ người nghỉ không không, tạm hoãn hợp đồng lao động, hỗ trợ lao động tự do…..
Thứ hai: Bên cạnh việc xác định rõ đối tượng dễ dàng. Việc “nắm” đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 116 cũng nhiều thuận lợi hơn so với Nghị quyết 68.
Dữ liệu các đơn vị tham gia BHTN hay người lao động đang tham gia BHTN và đang bảo lưu BHTN được BHXH Việt Nam quản lý tập trung thống nhất, bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý dữ liệu trên toàn quốc nên việc xác định đối tượng có thuộc đói tượng được hỗ trợ hay không là rất dễ dàng. Trong khi đó trong một số chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 68 phải được UBND xã phường, xác định và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan.
Thứ ba: Thủ tục nhận tiền của chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 116 đơn giản và thuận tiện hơn so với Nghị quyết 68.
Việc giảm mức đóng vào quỹ BHTN được BHXH thực hiện trên hệ thống. Đối với hỗ trợ cho lao động đang tham gia, người lao động chỉ cần cung cấp số tài khoản cho Công ty, sau đó công ty gửi danh sách mẫu 02 (mẫu 03 đối với trường hợp điều chỉnh thông tin) về cơ quan BHXH là người lao động có thể nhận được tiền hỗ trợ. Còn lao động đang bảo lưu có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại BHXH, nộp qua dịch vụ công hoặc có thể thực hiện trên app VssID là người lao động đã nhận được hỗ trợ, không qua bất kỳ trung gian nào.
Đối với việc hỗ trợ theo Nghị quyết 68, để người lao động nhận được hỗ trợ, ngoài việc đủ điều kiện nhận hỗ trợ thì đơn vị lập danh sách, BHXH xác nhận (mẫu 05) sau đó nộp hồ sơ tại UBND huyện, sau đó chuyển UBND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ khác hầu như phải được UBND xã, phường lập danh sách người lao động không thể tự mình làm thủ tục nhận hỗ trợ. Ngoài ra với chính sách hỗ trợ cho lao động tự do, tuy nhiên việc này tùy theo từng địa phương mà quy định đối tượng, thủ tục hỗ trợ nên việc thực hiện hỗ trợ trên cả nước sẽ không được đồng bộ.
Trên đây 03 lý do chính lý giải, vì sao gói hỗ trợ theo Nghị quyết 116 giải quyết nhanh hơn Nghị quyết 68? Bạn đọc có thể đóng góp thêm ý kiên của mình từ thực tế.
Add Comment