Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của NLĐ và NSDLĐ.
Ngày 06/11/2021 Chính Phủ ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
- Mức hưởng BHYT hưu trí là bao nhiêu? Có mất phí để mua?
- Mức đóng BHYT học sinh cấp 1 là bao nhiêu?
- Mức chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, Mức chi hoa hồng cho đại lý thu BHYT
- Dừng tra cứu tin nhắn đến đầu số 8079. Các cách tra cứu thông tin BHXH, BHYT miễn phí
- 03 trường hợp người lao động được hỗ trợ tiền theo QĐ 6696/QĐ-TLĐ.
Theo đó, bên cạnh việc hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế thì hiện nay đã mở rộng đối tượng được hỗ trợ thêm đối với người cao tuổi, người khuyết tật điều trị covid-19, cách ly y tế theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg.
I. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ
- Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em);
- Người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”.
Cụ thể: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; (Theo khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật năm 2010).
- Người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
II. MỨC HỖ TRỢ, THỜI GIAN HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
2. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
3. Đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật trong thời gian điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế:
a) Được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/người.
b) Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.
Add Comment