Từ ngày 01/10/2021, gói hô trợ lao động có tham gia BHTN theo Nghị Quyết 116 chính thức được triển khai. Từ Nghị quyết 116, đến Quyết định 28/2021/QĐ-TTg cũng đã nêu rõ điều kiện, đối tượng được nhận hỗ trợ. Để cụ thể hóa chủ trương trên BHXH Việt Nam cũng đã ban hành Công văn 3068/BHXH-CSXH. Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ BHTN.
Chủ trương của chính sách hỗ trợ dựa nhiều trên quy tắc đóng – hưởng; chia sẽ giữa những người tham gia BHTN. Đo đó lần này những người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đều không được hưởng từ gói hỗ trợ này.
- NĐ đã nhận hỗ trợ theo nghị quyết 68/NQ-CP thì có được nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116/QN-CP không?
- Cách tra cứu tình hình xử lý hồ sơ khi gửi đề nghị hưởng hỗ trợ BHTN
- Một số lỗi người lao động gặp phải khi đăng ký nhận hỗ trợ BHTN qua ứng dụng VssID.
- Quy trình, thủ tục nhanh gọn đã được BHXH Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng triển khai
- Giải đáp những câu hỏi liên quan đến gói hỗ trợ BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP
Cũng theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam các tỉnh, thành phố phải thực hiện việc giải quyết, chi trả kịp thời, công khai, minh bạch chính sách hỗ trợ đến NLĐ. Tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục hồ sơ, không vượt quá thời gian thực hiện quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.
Về mẫu biểu và thủ tục đã được hướng dẫn cụ thể, người lao động đang làm việc có thể xem tại đây, người đã nghỉ việc, đang bảo lưu thời gian tham gia BHTN có thể xem tại đây; Hình thức thực hiện có thể : Làm trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID); Thông qua dịch vụ bưu chính.; Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
Hình thức nhận tiền hỗ trợ lần này được BHXH Việt Nam khuyến khích nhận qua tài khoản ATM cá nhân. Để đảm bảo việc nhận nhanh chóng, chính xác, an toàn, đảm bảo tận tay người lao động không thông qua đơn vị sử dụng lao động, đồng thời cũng góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, từng bước thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt.
Vậy nếu người lao động không có tài khoản ATM cá nhân thì có được dùng tài khoản người thân, bạn bè để nhận? hay có được ủy quyền cho người khác nhận thay?
Trong Quyết định 28/2021/QĐ-TTg và trong Công văn hướng dẫn của BHXH Việt Nam đều không hướng dẫn việc dùng tài khoảng người khác để nhận thay hay có thể ủy quyền cho người khác. Do đó người lao động nhận hỗ trợ phải là tài khoản “Chính chủ” Để đảm bảo tính minh bạch, không để các trường hợp trục lợi có cơ hội thực hiện. Việc nhận hỗ trợ đảm bảo đúng người.
Tuy nhiên trong hướng dẫn đã có nêu cụ thể: “Sau ngày 30 tháng 11 năm 2021, NLĐ chưa có số tài khoản, đơn vị hướng dẫn NLĐ đến cơ quan BHXH để đề nghị hưởng hỗ trợ”. Còn đối với lao động đã nghỉ việc thì trên mẫu 04 vẫn có 02 lựa chọn hình thức nhận tiền là” Nhận trực tiếp tại BHXH và nhận qua tài khoản.
Do đó người lao động có thể yên tâm về việc chưa có tài khoản ATM. Có thể nói việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP được BHXH Việt Nam chủ trương thực hiện đơn giản, hiệu quả, công khai minh bạch và nhanh nhất đến với người lao động.
Add Comment