Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Còn đối với trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động được nhận từ quỹ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Có thể nói chung là người lao động đang trong tình trạng tạm thời chưa có việc làm để nhằm nhằm hỗ trợ người lao động có một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- BHXH TP Hà Nội sẽ dừng cấp BHYT giấy từ ngày 15/10/2023 để trả cho người đang hưởng BHTN
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có được nhận trợ cấp thất nghiệp?
- Đóng BHTN 10 tháng, sau đó không tham gia, rồi nghỉ việc. Có đủ điều kiện nhận thất nghiệp?
- Chuyên gia khuyến nghị tăng tiền trợ cấp thất nghiệp
- Cảnh giác chiêu trò giả số tài khoản BHXH, giả Quyết định thu hồi tiền BHTN
Do đó, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao đông phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì và nộp như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 (Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp) và Nghị định 61/2020/NĐ-CP, ngày 29/5/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
1 – Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (mẫu số 03, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 31/7/2015).
2 – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động (loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động);
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
3 – Sổ bảo hiểm xã hội.
Sau đó, người lao động trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định nếu trên này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Mặc khác, người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp: ốm đau, thai sản (có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền); bị tai nạn (có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền); hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh (có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn).
Lưu ý, ngày nộp hồ sơ trong các trường hợp này là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Tuy nhiên, hiện nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn ra, và nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ngày 09/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP, về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, tại Khoản 2 Mục III Nghị quyết 42/NQ-CP quy định: “Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn”.
Ngoài ra, để biết cách nộp hồ sơ trong thời gian giãn cách, bạn nên liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm gần nhất để được tư vấn.
- Tâm trung dịch vụ việc làm TP HCM: http://www.vieclamhcm.net/
- Tâm trung dịch vụ việc làm Bình Dương https://www.facebook.com/TTDVVLBD/
- Tâm trung dịch vụ việc làm Đồng Nai http://vieclamdongnai.gov.vn/
- Các trung tâm dịch vụ viêc làm khác bạn có thể tìm trên Google.
Tóm lại, người lao động cần phải thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ theo đúng những quy định nêu trên và các quy định pháp luật khác có liên quan để được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng.
Lai Vũ Đức
- Edit
Nay tôi 2 sổ bào hiểm có quyết định nghỉ việc từ tháng 6 đến nay kl có đi làm dc. Cho tôi hổi có cách nào làm sổ để lấy trợ cấp được không
To Trần
- Edit
Bạn có liên hệ với Công ty để được chốt sổ chưa? nếu chưa bạn hãy liên hệ với công ty hỏi xem có báo giảm với BHXH nơi đóng chưa? để bạn lấy sổ nhé
Trần Văn hên
- Edit
Mong được xem xét giúp đỡ ạ
To Trần
- Edit
Bạn cần giúp về vấn đề gì ?
Cường Lê
- Edit
Cho tôi hỏi tôi nghỉ việc trong thời gian giản cách nên không chưa nhận đuoc sổ bhxh.bây giờ đã quá 3 tháng rồi .vậy cho tôi hỏi tôi có còn cơ hội nhận được tiền bhtn không?xin ad mind duyệt bài.
To Trần
- Edit
quá 3 tháng thì không làm hồ sơ nhận trợ cấp BHTN được bạn nhé. Nhưng bạn có đủ điều kiện để nhận trợ cấp theo nghị quyết 116