Sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc đời con người mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Con người được sinh ra và lớn lên đều trải qua những thăng trầm của cuộc sống đến khi già, ốm đau bệnh tật, và cuối cùng là chết đi. Nhận thức được những vấn đề trên, không muốn dựa vào con cái sau này, cũng không muốn làm gánh nặng cho người thân. Đồng thời, muốn tự chủ với cuộc đời của mình khi có thể thì rất nhiều người dân nói chung đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất về sau.
Theo đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
- Nghĩ việc Công ty tháng 7 có đóng BHXH tự nguyện từ tháng 8 được không?
- Cách tự tra cứu thông tin tham gia BHXH tự nguyện, BHYT
- Mức chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, Mức chi hoa hồng cho đại lý thu BHYT
- BHXH tự nguyện, cần lắm những điều chỉnh phù hợp hơn (góc bạn đọc)
Không may, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu khi đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 20 năm trở lên mà chết thì thân nhân của họ sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất một lần thế nào?
1 – Mức trợ cấp tuất một lần.
Theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp tuất, theo đó mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của họ trong các trường hợp trên được tính như sau:
+ Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà không may chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất bằng:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH trước năm 2014 (Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng);
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi;
+ Nếu người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Nếu người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
+ Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu mà không may chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất bằng:
+ 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;
+ Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
2 – Mức trợ cấp mai táng phí.
Ngoài chế độ tuất một lần, thì thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện còn có thể hưởng được trợ cấp mai táng phí, nếu đủ kiều kiện.
Theo Điều 80 của Luật BHXH số 58 quy định điều kiện và mức hưởng trợ cấp mai táng như sau:
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
Lưu ý:
Thân nhân có thể con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.