Khi người lao động cần sử dụng đến mã số Bảo hiểm xã hội nhưng lại gặp khó khăn, không biết phải tìm kiếm ở đâu thì dưới đây là bốn cách đơn giản giúp người lao động dễ dàng tra mã số để phụ vụ cho việc tra cứu quá trình tham gia BHXH và giải quyết các thủ tục khác liên quan đến dịch vụ công nhanh chóng hơn.
Mã số Bảo hiểm xã hội là gì?
- Vợ không tham gia BHXH khi sinh con, chồng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Mẫu số 01,mẫu số 02, mẫu số 03 theo Quyết định 688/QĐ-BHXH
- Rút BHXH một lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
- Những việc cần làm khi nghỉ việc để hưởng đầy đủ quyền lợi từ Bảo hiểm xã hội?
- 02 điều kiện để chồng được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Do vậy mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số riêng biệt, mã số này gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Cách 1: Xem trên bìa sổ BHXH
Mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội. Do đó nếu người lao động đang giữ sổ bảo hiểm xã hội trong tay, thì có thể nhìn thấy mã số được in ngay trên bìa sổ của mình. Trong trường hợp, người lao động vẫn chưa được người sử dụng lao động giao sổ để giữ thì có thể thử cách tra cứu mã số BHXH bằng các cách khác.
Cách 2: Xem trên thẻ Bảo hiểm y tế
Nếu người lao động không có sổ BHXH thì có thể xem trên thẻ BHYT. Mã số được thể hiện như sau:
- Nếu đang dùng thẻ BHYT mẫu cũ thì mã số bảo hiểm xã hội chính là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô:
- Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.
- Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 – 5) là mức hưởng BHYT.
- Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
- Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.
- Nếu đang dùng thẻ BHYT mới thì mã số Bảo hiểm xã hội cũng chính là chỗ mã số BHYT trên thẻ.
Cách 3: Tra cứu trên Wedsite BHXH Việt Nam
- Truy cập vào trang Tra cứu mã số Bảo hiểm xã hội: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
- Nhập thông tin: Họ và tên, nơi đăng ký BHXH, số CMND/CCCD hoặc ngày tháng năm sinh để hệ thống xác nhận và cho phép tra cứu.
- Chọn Tra cứu
Hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội.
Cách 4: Tra cứu trên ứng dụng VssID
Hiện nay ứng dụng này rất phổ biến và tiện ích cho người lao động khi tham gia BHXH nó giúp cung cấp thông tin về: Thẻ BHYT; Quá trình tham gia (BHXH, BHTN, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, BHYT); Thông tin hưởng (các chế độ một lần: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp); Sổ khám chữa bệnh (từ năm 2017 đến nay)…
Còn cung cấp các tiện ích về tra cứu như: Mã số BHXH; cơ quan BHXH; cơ sở KCB ký hợp đồng KCB BHYT; cơ sở KCB cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH; Đơn vị tham gia BHXH; Điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình…
Các bước thực hiện tra cứu mã số BHXH như sau:
- Đăng nhập tài khoản VssID
- Chọn tra cứu
- Chọn tra cứu mã số BHXH
- Nhập thông tin theo yêu cầu trên ứng dụng
- Xem mã số BHXH
Trường hợp bản thân chưa cài VssID, có thể nhờ người thân, bạn bè có đã cài đặt tra cứu hộ bạn.
Ngoài 04 cách nêu trên, người tham gia có thể liên hệ với đại lý phường, xã, đại lý Bưu điện, cơ quan BHXH gần nhất để nhờ tra cứu mã số BHXH.
Các cách trên vừa đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả giúp người lao động biết được mã số Bảo hiểm xã hội để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ, chính sách khác của người lao động.
Add Comment