Sự ngày càng đi lên của xã hội, đòi hỏi phát triển kinh tế nâng cao đời sống về vất chất lẫn tinh thần không ngừng của con người, thì việc người lao động làm việc cho nhiều người sử dụng lao động khác nhau ngày càng phổ biến. Thế nhưng, việc làm đồng thời tại nhiều doanh nghiệp khác nhau phát sinh nhiều hệ quả pháp lý, trong đó là vấn đề trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc về ai? Đây được coi là câu hỏi nan giải cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH.
- 10 khoản trợ cấp BHXH sẽ tăng khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu
- Sinh năm 1970, tham gia bảo hiểm liên tục từ năm 2003, vậy năm 2025 có đủ điều kiện hưởng lương hưu không?
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, khi hưởng hưu có bị cắt trợ cấp TNLĐ?
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
- Mức đóng BHXH năm 2024 của LĐ, mức đóng BHXH của Doanh nghiệp năm 2024
Bên cạnh đó thì trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì căn cứ theo khoản 4 Điều 85 Luật BHXH 2014 như sau:
Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Như vậy, nếu người lao động đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ hai công ty trở lên thì chỉ có thể đóng một BHXH tại nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên mà không được phép tham gia đóng BHXH cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau.
Trách nhiệm của người tham gia BHXH bắt buộc:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động; trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau thì trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; và bảo hiểm y tế bắt buộc thực hiện như sau:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tham gia BHYT bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP như sau:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật BHXH 2014 thì mức đóng như sau: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Tóm lại, NLĐ và người sử dụng lao động chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động có thời điểm ký kết đầu tiên trong số hợp đồng lao động mà người lao động đã tham gia ký kết, còn các công ty còn lại thì không phải đóng. Trách nhiệm đóng BHYT thuộc về người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất với người lao động. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Nga
- Edit
Khi làm lương hưu có phải đối số Bhxh cũ không, nếu có thì thủ tục như thế nào và bao lâu thì nhận được số mới
To Trần
- Edit
Sổ BHXH hiện tại trên toàn quốc đã được sổ sang mẫu sổ mới rồi bạn. Nếu khi nghỉ hưu bạn hãy nộp về BHXH, nơi đó sẽ hướng dẫn cho bạn!