Hiện nay, tình trạng trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và đặc biệt là bảo hiểm xã hội (BHXH) của người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm là rất phổ biến.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND các tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu các Sở, Ngành liên quan yêu cầu khắc phục. Theo đó, Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các đơn vị, doanh nghiệp có hành vi chậm đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tra cứu mã số BHXH, giá trị sử dụng BHYT trực tuyến 2023
- 03 lý do vì sao gói hỗ trợ theo Nghị quyết 116 giải quyết nhanh hơn Nghị quyết 68?
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện để được hưởng hỗ trợ khi đang điều trị covid-19
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản dịch vụ công BHXH
- Số tiền đóng BHYT học sinh, sinh viên 2024-2025 là bao nhiêu?
Như vậy, nếu có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN thì sẽ bị xử lý như thế nào?
I. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1 – Hành vi vi phạm về đóng BHXH, BHTN
Căn cứ theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, ngày 01/3/2020 quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng; Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
+ Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hành vi vi phạm về đóng BHYT
Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 quy định như sau:
+ Phạt tiền đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động, đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động, chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
+ Phạt tiền đối với hành vi đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
- Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
II. TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Tội trốn đống BHXH, BHYT, BHTN cho người lao độnglà một trong những tội danh mới được bổ sung vào Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015). Nhận thấy, hành vi trốn đóng BHXH, BHTN được quy định là tội pham là rất thiết thực và cần thiết, góp phần hoàn thiện chính sách hình sự, cụ thể là đấu tranh phòng chống tội phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động như sau:
“1. Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng”.
1. Các dấu hiệu pháp lý
a. Khách thể
– Khách thể của tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
+ Khách thể trực tiếp: là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm.
+ Khách thể gián tiếp: là sự ổn định, an toàn của chính sách phúc lợi, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
b. Mặt khách quan
Trốn đóng bảo hiểm là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Cụ thể được thể hiện qua các hành vi sau:
+ Thứ nhất, hành vi của người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên.
+ Thứ hai, hành vi của người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên.
Trong đó:
- Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan có thẩm quyền.
- Không đóng đầy đủ là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH theo quy định.
- Không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH theo quy định.
Lưu ý:
- Người thực hiện một trong các hành vi trên phải thuộc một trong những trường hợp trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người trở lên, đồng thời đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- 06 tháng trở lên được xác định là 06 tháng liên tục hoặc 06 tháng cộng dồn trở lên. Ví dụ như: Trong thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, Doanh nghiệp A không đóng BHXH 04 tháng trong năm 2018 (gồm các tháng 5, 7, 9 và 11) và 02 tháng trong năm 2019 (tháng 01 và tháng 02) là không đóng BHXH 06 tháng cộng dồn trở lên.
c. Mặt chủ quan
– Mặt chủ quan của tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động bao gồm các yếu tố sau: lỗi, động cơ và mục đích.
+ Lỗi của người phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Động cơ của tội này là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
+ Mục đích là không cần mất một khoảng tiền để đóng bảo hiểm.
d. Chủ thể
Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
Căn cứ Điều 12, Điều 76 BLHS năm 2015 thì chủ thể của tội phạm này gồm 2 chủ thể:
+ Cá nhân. Đối với chủ thể là cá nhân thì phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, điều luật quy định người phạm tội này là một dạng chủ thể đặc biệt, là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Họ thường là người chủ sử dụng lao động của bất kể loại hình doanh nghiệp nào, Nhà nước hay tư nhân (như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị…). Song, hững người khác có thể là chủ thể của tội này nhưng với vai trò là người đồng phạm.
+ Pháp nhân thương mại. Theo luật dân sự thì pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Như vậy, các pháp nhân được thành lập và hoạt động không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên thì không thuộc chủ thể của tội này.
2. Về hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội.
Các hình phạt của tội phạm này được quy định cụ thể tại các khoản của Điều luật bao gồm:
+ Hình phạt chính: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
+ Hình phạt bổ sung: phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Cụ thể hình phạt được áp dụng:
+ Khoản 1: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Đối với PNTM thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
+ Khoản 2: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với PNTM thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
+ Khoản 3: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đối với PNTM thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
+ Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Một số tình tiết định khung hình phạt
+ Tình tiết định khung tăng nặng “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 216
Theo đó, tình tiết định khung tăng nặng này là trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tình tiết định khung tăng nặng “Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động” quy định tại Điểm đ Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 216
Theo đó, tình tiết định khung tăng nặng này là trường hợp người sử dụng lao động đã thu hoặc đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan bảo hiểm.
Lưu ý:
Không coi việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Lê Thị Đài Trang
- Edit
Trường hợp sinh viên đã hết hạn BHYT. Nhưng vì tình hình dịch covid. Cháu về quê nên không nộp tiền bảo hiểm y tế cho lần tiếp theo. Theo thông báo của nhà trường. Vậy cháu phải làm thế nào để được hưởng bảo hiểm y tế liên tục.
To Trần
- Edit
Tình hình dịch bệnh phức tạp nên tùy theo từng địa phương sẽ có phương án khác nhau. Bạn thử liên hệ với thầy cô, phụ trách mảng BHYT của nhà trường, xem có thể chuyển khoản tiền nộp BHYT qua tài khoản được khồng nhé. Thân chào bạn!
Lê Văn Thôi
- Edit
Tôi nghĩ việc từ tháng 6 đến giờ còn chưa được lãnh lương nữa ko biết hỏi ai ,hỏi đến là mấy anh cơ quan đẩy lung tung chán nản zay quyền lợi người lao động nằm ơ đâu
To Trần
- Edit
Bạn có thể nói rõ hơn, bạn làm việc cho công ty hay cơ quan nào? tình trạng hiện tại của bạn đã được tư vấn làm hồ sơ gì chưa?
Thảo Phương
- Edit
Mong được như vậy, chứ nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, phần mềm vssid thì không thể hiện rõ số tháng còn nợ, chỉ ghi thời gian tham gia, ảnh hưởng người lao động nghỉ việc không có được tờ rời
Cao Thị Tiến
- Edit
Chào anh chị, em là giáo viên hợp đồng với một trường công lập. Ký hợp đồng một năm, có biên bản hợp đồng hắn hoi nhưng không được đóng bhxh và bhyt, vậy có phải hiệu trưởng đó vi phạm điều luâtj này phải không ạ. Tiền lương là do nhà trường chi trả cho e ạ. Còn nếu như phải đóng bhxh thì bên người sử dụng lao động phải đóng bao nhiêu %, người lao động phải đóng bao nhiêu % ạ. Hay người lao động phải đóng hết. Em xin cảm ơn.
To Trần
- Edit
Theo Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 thì từ ngày 01/01/2018. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó trường hợp của bạn thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp tham gia thì đơn vị sẽ đóng BHXH, BHYT, BHTN là 21,5% (17,5% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN), còn bạn sẽ đóng 10,5% (8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN). Thông tin đến bạn
Phụng
- Edit
Vì dịch nhà nước ko cho cty cho công nhân di làm day du nguoi .cty hơn 200 người giờ chỉ có hơn 50 người làm việc, số còn lại cho nghỉ ở nhà, và cty cho nghỉ nhưng cắt bảo hiểm của mọi người thì cty có Sai luật ko, nếu Sai thì công nhân kiện cáo ở đâu, Xin cho biết số dien thoại dia chỉ liên hệ ở đâu vậy bạn
To Trần
- Edit
Nếu công ty của bạn cắt bảo hiểm yheo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của TT Chính Phủ thì sau thời gian 6 tháng vẫn truy đóng lại bạn nhé. Bạn xem mình bị tạm ngưng có nằm trong các điều của Quyết định này không?
Võ Thị Hồng
- Edit
Mìh muốn hỏi là cty mình hiện làm o đóng BHXH cho mình thì cty có sai luật o,cty chỉ đóng BHYT thôi,nếu sai luật thì phải làm sao.
To Trần
- Edit
Bạn và Công ty hợp đồng như thế nào (hợp đồng có thời hạn bao nhiêu tháng, hay hợp đồng mùa vụ..?) trường hợp thuộc diện đóng BHXH, BHYT nhưng Công ty không đóng BHXH, BHYT thì bạn tham khảo nội dung bài viết
Phụng
- Edit
Cty cắt bảo hiểm của mọi người trong lúc dịch thì dung hay sai, nếu sai xin số điện thoại và cho biết nơi kiện ,mình ở quận tân phú, hcm
To Trần
- Edit
Nếu công ty của bạn cắt bảo hiểm yheo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của TT Chính Phủ thì sau thời gian 6 tháng vẫn truy đóng lại bạn nhé. Bạn xem mình bị tạm ngưng có nằm trong các điều của Quyết định này không?
Hồ Thị Thanh Vân
- Edit
Cho mình hỏi mình làm ở cty nhưng mới sinh e bé giờ cũng được 11tháng mà mình vẫn chưa được lãnh được tiền dưỡng sức sau sinh cho hỏi tiền đó do bên cty trả hay bên bảo hiểm trả có thể tư vấn cho mình biết được ko
To Trần
- Edit
Chào bạn. Chế độ dưỡng sức được quy định như sau: “Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”.
Nếu bạn đủ điều kiện hưởng dưỡng sức thì báo với Công ty. Công ty sẽ lập danh sách (mẫu 01A-HSB) đề nghị sang BHXH giải quyết, trong vòng 10 ngày là có kết quả bạn nhé.