Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều người lao động nghỉ việc, mất việc nên đã có nhiều người lựa chọn nhận BHXH một lần. Vậy người lao động cần lưu ý những điều gì sau khi đã nhận bảo hiểm xã hội một lần, để về lâu dài không bị mất đi quyền lợi cho sau này.
I – Điều kiện, mức hưởng tiền BHXH một lần
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác khi có yêu cầu nhận BHXH một lần. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- So sánh số tiền giữa rút BHXH 1 lần với nhận lương hưu hàng tháng
- Nếu rút 50% BHXH một lần, thì 50% còn lại sẽ ra sao?
- Hướng dẫn đăng ký giải quyết hưởng BHXH một lần trực tuyến
- Đóng trên 20 năm nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu có được nhận BHXH một lần?
- Có 14 năm đóng BHXH, nếu đóng đến 19 năm có được lãnh BHXH một lần
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. (trừ những người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).
II – Khi nhận BHXH một lần người lao động bị mất những gì?
Nếu người lao động nhận BHXH một lần thì cần chú ý sẽ đánh mất nhiều quyền lợi cho mình về sau này như là:
1 – Số tiền nhận một lần không bằng số tiền đóng!
Với tỉ lệ trích nộp BHXH hiện tại tính cả người lao động và người sử dụng lao động là 22% (Đối với 17,5% của chủ sử dụng lao động là 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Riêng đối với 8% của người lao động thì được đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Do đó mỗi năm tổng cộng sẽ đóng 2,64 tháng lương (22% x 12 = 2,64).
.Tuy nhiên. Từ quy định tính tiền như trên, có thể thấy, khi người lao động nhận BHXH sẽ bị mất 1,14 tháng lương trước năm 2014 và 0,64 tháng lương sau năm 2014.
2 – Không được cộng nối thời gian BHXH
Căn cứ vào Điều 61 Luật BHXH 2014 về bảo lưu thời gian đóng BHXH là: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.“
Tức là, khi đã nhận BHXH một lần thì có khả năng đánh mất cơ hội hưởng lương hưu vì không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH. Cho nên khi người lao động nghỉ việc và chưa nhận BHXH một lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Về sau sẽ có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng để đảm bảo cho cuộc sống khi về già.
Nếu khi NLĐ đã nhận BHXH một lần, lại tiếp tục tham gia BHXH sẽ không được cộng nối thời gian đã đóng BHXH trước đó, dẫn đến khi đủ tuổi nhận lương hưu có thể không đủ điều kiện về thời gian đóng để được nhận lương hưu hoặc đủ điều kiện về thời gian đóng để được nhận lương hưu nhưng mức lương hưu sẽ không cao.
3 – Người thân không hươởng được trợ cấp mai táng và tử tuất
Khi nhận BHXH một lần sớm, không tiếp tục tham gia BHXH nữa khi mất, thì thân nhân sẽ không nhận được các khoản trợ cấp mai táng phí và chế độ tử tuất.
Cụ thể: Thân nhân của NLĐ không được hưởng chế độ tử tuất khi không may NLĐ qua đời. Bởi nếu được hưởng lương hưu, khi không may qua đời, người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu qua đời và thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp tử tuất hằng tháng hoặc một lần; khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là của để dành quý giá của chính bản thân NLĐ, nó không mất đi mà ngược lại, được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng.
4 – Không được cấp BHYT hưu trí khi về già
Người lao động ở độ tuổi nghỉ hưu thuộc đối tượng được cơ quan BHXH đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Các hệ lụy thiệt thòi khi mà không được cấp thẻ BHYT miễn phí để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già, độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người.
Vì vậy người được hưởng hưu sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian được hưởng lương hưu. Do đó trường hợp người lao động đã nhận tiền BHXH một lần có thể không đủ điều kiện hưởng lương hưu phải tự tham gia bảo hiểm y tế.
III – Nếu gặp khó, đã có những chính sách hỗ trợ người lao động.
Nếu vì điều kiện kinh tế khó khăn trong thời gian dịch bệnh thì Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ như tại Nghị quyết 68/NĐ-CP quyết nghị thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như là:
- Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
- Người lao động ngừng việc
- Chính sách hỗ trợ Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hẳn tại công ty, nếu tham gia trên 12 cũng có thể nhận Bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tìm việc mới.
Do đó người lao động cần suy xét kĩ càng trước khi quyết định nhận BHXH một lần vì có thể giải quyết khó khăn trước mắt nhưng đừng để vì “Lợi trước mắt, thiệt thòi lâu dài”.
Nguyen Thinh
- Edit
Toàn viết cái mất, sao không viết cái được: Số tiền nhận BHXH 1 lần sẽ giúp người LĐ giải quyết các bế tắc trọng yếu của cuộc sống, góp phần duy trì cuộc sống bình thường của bản thân và gia đình, từ đó mới có thể tiếp tục cuộc hành trình đi tìm coing việc mới mà thời gian kéo dài có thể trên 2 năm. Còn nhận BHTN thì tối đa cũng 12 tháng, thời gian này cùng lắm cũng đủ cho thời gian chờ nhận BHXH 1 lần. Còn vụ thân nhân nhận tiền tử tuất, được BHYT thì thời gian để có 2 món này là quá xa vời đối với người lao động dưới 45 tuổi.
To Trần
- Edit
Hiện tại khi lao động còn sức lao động thì sẽ có cách khắc phục khó khăn trước mắt. Tuy nhiên nếu nghĩ trước mắt khi về già người lao động sẽ không còn nguồn thu nhập tích lũy khi lúc đó không còn sức lao động, không có nơi nào nhận vào làm việc.
Tuy nhiên trong xã hội thì sẽ có nhiều hoàn cảnh khác nhau, bài viết chỉ phân tích cái được để người lao động suy nghỉ trước khi nhận!. Rất cảm ơn những đóng góp của bạn, có thể đây cũng là một phần suy nghỉ của nhiều lao động đang gặp khó!